Gói thầu 35.000 tỷ ở sân bay Long Thành là tiêu biểu hợp tác của DN Thổ Nhĩ Kỳ_guimaraes vs
作者:Cúp C2 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 18:07:39 评论数:
Sáng 30/11,óithầutỷởsânbayLongThànhlàtiêubiểuhợptáccủaDNThổNhĩKỳguimaraes vs giờ địa phương, tại thủ đô Ankara, Bộ KH&ĐT, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hội đồng kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ là cầu nối giữa Việt Nam và thị trường châu Á và châu Âu
Ông Cagatay Ozden, Trưởng bộ phận châu Á Thái Bình Dương, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, thời gian qua, hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp, trong đó nhiều doanh nghiệp lớn của Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào các dự án hạ tầng cơ sở của Việt Nam.
Nhấn mạnh kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2,4 tỷ USD và vẫn còn nhiều tiềm năng, Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn tại diễn đàn lần này, các nhà đầu tư hai nước sẽ cùng trao đổi các dự án hợp tác lớn. Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều thế mạnh trong các dự án hạ tầng cơ sở, cung cấp dịch vụ như xây dựng sân bay, cầu cảng…
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng sẽ có mặt nhiều hơn tại Việt Nam, tham gia hợp tác tại các dự án hạ tầng lớn tại đây.
Bộ trưởng cho biết, ngoài IC Itas thuộc tập đoàn IC Holdings đã trúng thầu dự án nhà ga hành khách sân bay Long Thành, còn có dự án 250 triệu USD của công ty Hayat. Đây là tập đoàn chuyên về sản xuất đồ gia dụng cũng như tham gia xây dựng các khu công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước như Mỹ. Công ty này cũng mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nhiều doanh nghiệp tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp, dược phẩm, thế mạnh sản phẩm Halal, công nghiệp mà hai nước có tiềm năng hợp tác rất lớn để thúc đẩy hơn nữa kim ngạch thương mại và đầu tư hai bên.
Ông Volkan Agar, Thứ trưởng Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ tại châu Á, trong đại dịch vẫn tăng trưởng 6,5%. Hai bên có các thỏa thuận hợp tác song phương, mở đường cho các hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn.
Ông cũng khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng để Thổ Nhĩ Kỳ thâm nhập vào thị trường ASEAN. Diễn đàn này sẽ giúp hai nước trao đổi về các thỏa thuận, cơ hội hợp tác mới, hay các hợp đồng mua bán, hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên.
Thứ trưởng Volkan Agar cũng thông tin thêm, Thổ Nhĩ Kỳ đã có thể tự sản xuất các trang thiết bị rất tinh xảo, trong nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, giao thông thông minh, logistic… là các lĩnh vực hai nước có thể cải thiện hợp tác hơn nữa.
Các doanh nghiệp mong chờ những khuyến nghị của lãnh đạo bộ ngành Việt Nam đưa ra để hợp tác giữa hai bên sẽ càng chặt chẽ hơn.
Ông Mehmet Faith Kacir, Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh, dù hai nước cách xa về địa lý nhưng cơ hội gia tăng hợp tác đầu tư, thương mại còn rất lớn. Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp.
Vì vậy, Chính phủ hai nước cần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên về thủ tục visa, thương mại điện tử…
Ông cho rằng, Việt Nam đang trở thành trung tâm sản xuất trong khu vực và Thổ Nhĩ Kỳ như cầu nối giữa Việt Nam và thị trường châu Á và châu Âu. Khả năng ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) hai nước nước là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ thâm nhập sâu hơn vào thị trường 100 triệu dân của Việt Nam, tham gia vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng cơ sở, thương mại, logistic, công nghệ, tài chính…
Gói thầu 35.000 tỷ tại Sân bay Long Thành là ví dụ tiêu biểu trong hợp tác
Phúc đáp những kiến nghị của các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang tập trung triển khai 3 đột phá chiến lược. Trong đó, về thể chế, sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Việc đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng sẽ giúp giảm chi phí logistics của doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển 5 phương thức giao thông (phát triển hệ thống cao tốc, các cảng trung chuyển quốc tế về hàng hải, hàng không, xây dựng đường sắt tốc độ cao, đường thủy nội địa).
Cùng với đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển mới, nhu cầu của doanh nghiệp.
“Qua đó, có hệ thống chính sách thông thoáng, hệ thống hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh. Đây là những yếu tố nền tảng để các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam làm ăn ổn định, hiệu quả tại Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cho rằng dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ còn rất lớn, song cơ chế hợp tác còn hạn hẹp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ và hai bên tiến tới đàm phán Hiệp định Thương mại tự do.
Cùng với việc nghiên cứu tiến tới nâng cấp quan hệ giữa hai nước, đây là những cơ chế quan trọng để hai nước thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư.
Thủ tướng cũng cho biết, Việt Nam tập trung và mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực phát triển mới.
Việt Nam luôn đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp doanh nghiệp phát triển thuận lợi; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của doanh nghiệp, trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.
“Một ví dụ tiêu biểu là doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia liên danh thực hiện gói thầu xây dựng và lắp thiết bị nhà ga hành khách Sân bay Long Thành với giá trị 35.000 tỷ đồng – lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam”, Thủ tướng dẫn chứng.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tin tưởng, thời gian tới, hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ được nâng lên tầm cao mới, hiệu quả ngày càng cao, trong đó có sự đóng góp tích cực, chủ động của cộng đồng doanh nghiệp hai nước.