“Cháu vẽ ông mặt trời Miệng ông cười thật tươi Như miệng cười cô giáo Dạy cháu hát,ỗikhổgiáoviênmầmnonTrẻsútcânphụhuynhđếntrườngtìmcôbắtđềthụy điển vs dạy cháu chơi...” Miệng hát, tay xúc cháo cho trẻ, đầu lắc lư theo lời hát, cô Nguyễn Thúy An - giáo viên mầm non tại quận Hà Đông (Hà Nội), mồ hôi đầm đìa dỗ dành 4 trẻ ăn sáng. Cô An chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé, đa số các em lần đầu đến lớp. Vì thế dù cô hát, làm trò nhưng bé gái mặc váy hồng trước mặt vẫn lắc đầu, không chịu ăn, thậm chí đánh cô giáo và liên tục khóc. Thấy bạn khóc, 3 cô cậu xung quanh đang ăn cũng òa theo nức nở. Cô An vẫn tiếp tục hát, dỗ dành vừa đút bé này ăn vừa ôm bé kia vào lòng nịnh nọt. “Mẫu giáo bé là những trẻ lần đầu rời xa vòng tay mẹ, đến với môi trường lạ nên khóc rất nhiều. Có bé khóc ròng rã hàng tháng, không chịu ăn, các cô phải thay nhau bồng bế từ sáng đến trưa. Bữa trưa, trên bàn ăn của các cô chỉ là những món ăn giản được đựng trên chén đĩa sơ sài. Thậm chí, nồi canh còn chưa kịp múc ra bát. Đa số là những bữa ăn trưa trong bóng tối vì phải chờ các cháu ngủ, cô mới ăn, bật điện lại sợ các cháu tỉnh. Có những lúc, chúng tôi vừa bế học sinh vừa tranh thủ dùng thìa xúc cơm ăn cho xong bữa”, cô An chia sẻ. Về những áp lực đã trải qua, cô giáo Trần Thu Hương (Hà Nội) nói rằng nỗi ám ảnh lớn nhất với cô là mỗi tối về nhà nhận cuộc gọi của phụ huynh. "Cứ nghe tiếng chuông điện thoại là tim đập, lòng lo sợ, có phụ huynh thắc mắc vì sao con ăn ít, vì sao con sợ đến lớp, vì sao con không ngủ trưa, có khi là chửi bới, bắt đền vì con bị... sút cân. Không nhiều phụ huynh hiểu và cảm thông cho cô giáo. Một lớp 30 học sinh với 2 cô nhưng chỉ cần các con chơi đùa va chạm vào nhau là các cô “lĩnh đủ”, cô Hương kể. Cô Hương cũng không thể nào quên sự cố trong công việc xảy ra cách đây 8 năm - khi giáo viên này mới vào nghề. Lúc đó, cô Hương đang chăm trẻ, phụ huynh đến tận cửa lớp tìm gặp cô. "Chưa dứt lời chào hỏi, cả bố và mẹ của trẻ mắng, chửi như tát nước vào mặt tôi. Nguyên nhân là tối qua, sau khi trẻ đi học về, gia đình phát hiện con bị bạn nào đó cắn vai và có vết bầm. Chưa có kinh nghiệm tiếp xúc với phụ huynh nên tôi chỉ biết đứng co ro, chịu trận. Hai hàng nước mắt tuôn trào trong nỗi tủi thân, uất ức. Hàng ngày ở lớp, tôi dùng 100% sức lực cho các con nhưng nhiều khi trẻ chơi đùa, bạn này cắn bạn kia chỉ trong tích tắc, cô giáo rất khó để kiểm soát”, cô Hương nhớ lại. Ở một số trường, hệ thống camera được lắp trong lớp học - nơi phụ huynh có thể quan sát con và giáo viên. Điều này phần nào cũng tạo áp lực lên giáo viên mầm non vì các phụ huynh thường xuyên gọi điện, nhắn tin trách mắng. “Lớp tôi chủ nhiệm, có học sinh đến 6 người theo dõi qua camera mỗi ngày - đại gia đình gồm bố, mẹ, ông bà nội, ngoại... Vì thế, nhất cử nhất động của cô đều bị theo dõi. Chỉ cần con có một vấn đề nào đó như ăn ít, chưa chịu ngủ trưa... cô giáo bị truy hỏi liên tục. Trong khi đó, lớp học hơn 20 học sinh. Trẻ này khóc, trẻ kia tè, trẻ khác đánh bạn... cô giáo có "ba đầu sáu tay" cũng không thể chu toàn", nữ giáo viên lắc đầu ngán ngẩm. "Đôi khi trẻ khóc, giáo viên chưa dỗ được, phụ huynh cũng chỉ trích rất khó nghe. Thậm chí, có phụ huynh gọi điện thẳng lên hiệu trưởng để khiếu nại, không để giáo viên có cơ hội giải thích”, cô giáo Nguyễn Thị Thơ - giáo viên Cơ sở Mầm non độc lập Ngôi nhà trẻ thơ, chia sẻ. Mức lương thấp, công việc nặng nề, áp lực từ nhiều phía đã khiến nhiều giáo viên mầm non không thể bám trụ với nghề. Đó là trường hợp cô giáo Lê Thị Hồng (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đọc bài viết trên VietNamNet, cô Hồng chia sẻ sự cảm phục với nữ giáo viên ở Quảng Bình vì gắn bó với nghề hơn 10 năm. Cũng học sư phạm Mầm non, ra trường, cô Hồng xin vào một trường tư thục làm việc. Nhưng sau ngày đầu tiên đi làm trở về nhà, nữ giáo viên này đã kiệt quệ về thể xác và tinh thần. "Trong buổi dã ngoại, cô chụp ít hình ảnh của trẻ hơn các bạn, gia đình cũng khiếu nại. Cô xúc cháo cho bạn bên cạnh nhiều hơn, gia đình cũng ý kiến. Thậm chí có phụ huynh còn yêu cầu đổi cô khác với lý do: "Cô chưa lập gia đình không có kinh nghiệm chăm sóc trẻ". Đỉnh điểm, một lần bị phụ huynh mắng xối xả vì để trẻ giành nhau đồ chơi, gây vết xước trên mặt, cô Hồng đã nộp đơn xin nghỉ việc. "Không phủ nhận có những phụ huynh tâm lý, thông cảm cho các cô nhưng áp lực từ nhiều phía đã thúc đẩy tôi dừng bước. Sau đó, tôi xin vào làm tại một siêu thị. Tính ra, tôi chỉ làm giáo viên mầm non vỏn vẹn chỉ được 3 tháng", cô Hồng nhớ lại. Trải lòng của cô giáo mầm non xin nghỉ việc sau 10 năm đi dạy'Lúc mới vào nghề, chứng kiến một chị đồng nghiệp bị phụ huynh xông vào tát, tôi thấy thương cái nghề của mình biết bao. Người ta nói áp lực tạo nên kim cương nhưng nghề mầm non áp lực tạo nên quyết định nghỉ việc", cô giáo ở Quảng Bình trải lòng. |