Ngày 2/11,ênđỗvàoTrườngĐHKinhtếQuốcdâncóIELTStừtrởlêtỷ lệ kèo bóng đá hôm nay Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội nghị công giới năm 2024. Các chuyên gia, doanh nghiệp đưa ra nhiều ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo gắn với thực tiễn tại trường.
Bà Vũ Thị Phượng, Giám đốc truyền thông của một hệ thống y tế, cho hay hiện nay, việc tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp thường “bám” vào bộ khung chung gồm 4 yếu tố: chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng mềm, trải nghiệm.
Nếu ở giai đoạn trước, những ứng viên mạnh về chuyên môn thường có điểm cộng rất lớn trong quá trình tuyển dụng thì giờ đây, bên cạnh chuyên môn, các doanh nghiệp còn đề cao yếu tố kinh nghiệm và kỹ năng mềm.
“Kỹ năng mềm quyết định rất nhiều đến thành công của một người trong công việc. Không chỉ dừng lại ở kỹ năng giao tiếp, yêu cầu về kỹ năng mềm giờ đây đã mở rộng, bao gồm cả kỹ năng sử dụng AI như một công cụ làm việc, phải thành thạo tiếng Anh, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm...”, bà Phượng nói.
Vì thế trong quá trình học, theo bà Phượng, nếu sinh viên không tự lên cho mình một lộ trình đào tạo và trau dồi kinh nghiệm, đến khi ra trường sẽ rất dễ “trượt dài” trên hành trình xin việc.
Trong khi đó, ông Phan Minh Chính, Chủ tịch HĐQT của một công ty chuyên về dệt may, cho hay các doanh nghiệp rất thích các ứng viên có khả năng “thực chiến”. Do đó, nhà trường cần phải tạo điều kiện cho người học có thể vừa học, vừa “thực chiến” trong thị trường lao động.
Bên cạnh đó, một số ý kiến của chuyên gia quốc tế cũng đề xuất nhà trường cần tích hợp nhiều hơn các yếu tố quốc tế vào chuẩn đầu ra và kết quả đào tạo dự kiến của các chương trình; tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào các chương trình trao đổi trong và ngoài nước.
Về vấn đề này, TS Lê Anh Đức, Trưởng phòng phụ trách Quản lý đào tạo, cho hay trong năm qua, nhà trường đã bắt đầu chú trọng nâng cao chuẩn đầu vào thông qua việc tuyển sinh, thu hút các sinh viên có năng lực xuất sắc (thuộc tốp 10% giỏi nhất cả nước).
Bên cạnh đó, trường cũng ưu tiên sinh viên có kỹ năng tiếng Anh theo chuẩn quốc tế. Cụ thể, trong năm 2024, 70% sinh viên được tuyển vào có chứng IELTS từ 5.5 trở lên, điểm đầu vào từ 26 trở lên.
Với chuẩn đầu ra, trường yêu cầu sinh viên trước khi tốt nghiệp phải đạt 5.5 với các chương trình đào tạo chuẩn tiếng Việt; 6.0-6.5 với các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, chất lượng cao, POHE...
Ngoài ra, trường cũng tổ chức đào tạo ngoại ngữ 2 cho sinh viên để tạo thêm lợi thế, sự khác biệt. Bước đầu, nhà trường tổ chức với 3 ngoại ngữ gồm tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản.
Về việc tăng tính “thực chiến” của người học, TS Lê Anh Đức cho biết nhà trường đã đưa vào tất cả các chương trình đào tạo đại học chính quy áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2024 học phần “Chuyên đề thực tế” với 4 tín chỉ nhằm tăng hàm lượng thực tiễn trong quá trình đào tạo. Đội ngũ giảng viên kiêm giảng đến từ các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài nhằm nâng cao hiệu quả của các bài tập tình huống.
Ngoài ra, để sinh viên có thêm những kiến thức, kỹ năng cơ bản để thích nghi với yêu cầu của nền kinh tế số, xã hội số, nhà trường cũng đưa vào môn “Khoa học dữ liệu cơ bản trong kinh tế & kinh doanh” với 3 tín chỉ”.
Môn học sẽ trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho sinh viên về dữ liệu, công nghệ, kỹ thuật,… “Những điều này sẽ góp phần giúp sinh viên sẵn sàng thích ứng với thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp”, TS Lê Anh Đức nói.
Thêm đại học Việt Nam đạt tiêu chuẩn nước ngoàiTổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế FIBAA vừa trao chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục cho Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và 15 chương trình đào tạo của trường này.