- Mới nhận nhiệm vụ hơn 6 tháng mà đối với toàn bộ các vấn đề 49 đại biểu Quốc hội nêu ra,ộtrưởngPhùngXuânNhạcầnthựchiệncáccamkếtcủamìbóng đá lịch thi đấu c1 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đều nắm chắc tình hình, xác định đúng nguyên nhân chính của hạn chế, bất cập và đưa ra được các biện pháp giải quyết toàn diện, có tính khả thi.
Trước câu hỏi của đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) về khả năng thực hiện mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ 2008-2020, Bộ trưởng đã trả lời ngay là sẽ không đạt được. Với nhiều câu hỏi khác cũng có những lời đáp ngắn gọn, quyết đoán.
Tôi không nghĩ những câu trả lời thẳng thắn như vậy là dễ dàng. Bởi vì thừa nhận Đề án không đạt được mục tiêu có nghĩa là thừa nhận trách nhiệm.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mới nhận nhiệm vụ, không phải người chịu trách nhiệm trực tiếp trong chuyện này.
Nhưng ông có cái khó của mình: một mặt phải nhận trách nhiệm của người đứng đầu Bộ; mặt khác, phải nhận theo cách như thế nào đó để không đẩy trách nhiệm cho người tiền nhiệm. Cách xử lý là gánh lấy trách nhiệm giải quyết và vạch ra những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.
Riêng về Đề án Ngoại ngữ, tôi tâm đắc với quan điểm điều chỉnh cách tiếp cận, mục tiêu, từ cách tiếp cận ôm đồm và mục tiêu vượt quá điều kiện thực thi đưa về một phạm vi đối tượng và mục tiêu hiện thực hơn.
Trả lời ĐBQH về yêu cầu ngoại ngữ đối với cán bộ, giáo viên, giải pháp phân biệt mức độ yêu cầu với các nhóm đối tượng khác nhau (cán bộ, giáo viên tuyển mới; cán bộ, giáo viên trẻ, còn có thời gian phấn đấu; cán bộ, giáo viên đã lớn tuổi) đưa ra là một giải pháp thực tế.
Đối với nhiều vấn đề, mặc dù đã được đã trả lời rõ, đưa ra giải pháp cụ thể, nhưng một số ĐBQH vẫn tái chất vấn, câu hỏi không có nội dung gì mới; làm cho phần sau của buổi chất vấn kéo dài, không đề cập được nhiều vấn đề mới. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng kiên nhẫn trao đổi để làm rõ vấn đề.