Hình ảnh dùng tay bốc,áncảnhchiabốcbánhchưngtiếnvuaHùkết quả udinese chia nhỏ chiếc bánh chưng tiến vua Hùng trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương khiến người dân bức xúc. Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua, công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11, TP. HCM) đã gói chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 2,5 tấn để dâng Quốc tổ. Chiếc bánh chưng “khủng” có trọng lượng 2,5 tấn, được làm từ 1,2 tấn gạo nếp, 300kg đậu xanh, 200kg thịt heo, 300kg lá chuối và 50kg lá dong. Bánh thành phẩm có diện tích 2,6m vuông, cao 0,6m. Sau khi dâng cúng vua Hùng, chiếc bánh chưng khổng lồ đã được cắt ngay tại công viên để mời khách tham quan thưởng thức. Nhưng trái với niềm vui lập kỷ lục “chiếc bánh chưng to” của ban tổ chức, những vị khách mời lại tỏ ra ngao ngán, chưng hửng với những hình ảnh không được đẹp mắt khi cắt bánh. Với kích thước “khủng”, người ta phải cắt bánh thành từng tảng rồi mới chia nhỏ thành các phần ăn. Hình ảnh các công nhân dùng tay bốc bánh, chia nhỏ bánh cho vào hộp xốp rất thiếu thẩm mỹ. “Chia bánh chỉ mang bao tay là còn thiếu vệ sinh. Bánh khi đã nguội thì vi khuẩn độc hại sinh sôi rất mau, tuy chưa thiu nhưng đã có mầm bệnh, chưa kể tóc, mồ hôi của nhân viên rơi vào thì vệ sinh chỗ nào?”, một độc giả bày tỏ. Chiếc bánh chưng khổng lồ được các nhân viên công viên văn hóa Đầm Sen dùng tay bốc, chia nhỏ cho người dân (Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ) “Một cái bánh chưng mà tính hàng tấn, khi mở ra ăn chẳng khác gì làm thịt một con voi. Tưởng tượng không thôi đã thấy gớm rồi. Năm trước, ở Quảng Nam có tô mỳ Quảng lớn nhất, rồi dĩa thịt bê thui lớn nhất. Đến khi ăn chẳng ai dám ăn vì cái gì to quá cũng ngán một phần, sợ vệ sinh thực phẩm một phần”, độc giả khác tiếp lời. Trước đó, xem video quay cảnh làm bánh, nhiều độc giả cũng nhận ra nhiều điểm cảnh báo tình trạng an toàn thực phẩm như người làm bánh đi chân không trong khuôn bánh để rải lá chuối. “Tôi không bàn đến lãng phí hay tốn kém gì cả. Nhưng nhìn thấy cái bánh chưng to thế kia là biết ăn không ngon rồi. Bánh chưng ngon ở lá dong, làm bánh chưng nếu không có toàn bộ lá dong thì phải được lót một lớp lá dong trong cùng tiếp xúc với gạo thì vị bánh chưng nó mới đậm đà thơm ngon đúng điệu. Không có lớp lá dong thì dù có sơn hào hải vị bên trong vẫn không có vị thơm ngon của bánh chưng”, một độc giả bày tỏ. Hai người đàn ông đi chân không trong khuôn làm bánh để xếp lá (Nguồn ảnh: Zing). Các ý kiến chung cho rằng, thay vì làm chiếc bánh to kỷ lục, thì việc làm bánh chưng đúng kích cỡ bình thường mang nhiều ý nghĩa hơn. “Cúng là tâm linh, là tượng trưng. Tổ tiên có ai ăn được đâu. Làm cho to để chứng minh cái gì. Với số tiền đó cứ làm bánh chưng theo kích thước truyền thống thậm chí nhỏ hơn rồi sắp thành hình một cái bánh chưng lớn. Sau đó việc chia và phân phát cũng thuận tiện, hợp vệ sinh, bảo quản được lâu và không tốn nhiều nhân sự để làm cái việc chia nhỏ bánh rồi bỏ vô hộp như thế”, một độc giả góp ý. Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ cũng thẳng thừng cho rằng việc làm những chiếc bánh thật to như thế này là không nên. “Chạy đua kỷ lục, cố gắng làm thật to, hoành tráng chẳng qua là để các công ty, đơn vị tự sướng. Lễ vật cúng tổ tiên được sử dụng như một hình thức quảng cáo, phô trương sức mạnh của đơn vị đó. Thực tế, từng có những chiếc bánh, nồi hủ tiếu khổng lồ phải vứt bỏ sau khi trưng bày. Nơi làm bánh thật to, nơi vẫn còn thiếu đói. Làm bánh hoành tráng mua cười cho thiên hạ sẽ làm mất tính thiêng liêng của lễ nghi. Giỗ Tổ Hùng Vương đã thừa những kỷ lục rồi. Lấy to nhất làm tiêu chí quảng bá lễ hội là cách nhìn rất thô sơ...”, ông Vỹ bày tỏ trên một tờ báo. K. Minh (tổng hợp) Tin liên quan