当前位置:首页 >Nhà cái uy tín >Người lao động được đào tạo: Nâng cao an toàn, năng suất lao động_nhan dịnh

Người lao động được đào tạo: Nâng cao an toàn, năng suất lao động_nhan dịnh

2025-01-26 01:45:25 [La liga] 来源:PhongThuyBet

Không được đào tạo,ườilaođộngđượcđàotạoNângcaoantoànnăngsuấtlaođộnhan dịnh người lao động đối mặt nhiều rủi ro

Theo một đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong số 16 yếu tố được coi là vấn đề đối với kinh doanh ở Việt Nam thì có yếu tố "lực lượng lao động không được đào tạo đầy đủ" là yếu tố quan trọng thứ ba, sau yếu tố “thiếu sự ổn định về chính sách" và "tiếp cận với tài chính". Cũng theo ILO, chất lượng của nguồn nhân lực vẫn còn là một rào cản đối với sự phát triển của Việt Nam, mặt khác những “khoảng trống về kỹ năng” sẽ được thu hẹp thông qua đào tạo do doanh nghiệp hay các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay, tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, việc sử dụng lao động trẻ, chủ yếu là những lao động phổ thông có độ tuổi từ 18 - 20 đang diễn ra rất phổ biến. Theo một thống kê của doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng từ phía doanh nghiệp đối với lao động phổ thông đạt tới con số hơn 40% nhu cầu so với những nguồn nhân lực khác.

Người lao động (NLĐ) gần như không được đào tạo bài bản và được đưa vào làm việc ngay, trình độ kỹ năng rất hạn chế. Điều này dẫn đến hệ quả là năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng của cả nền kinh tế nói chung còn thấp. Bản thân quyền lợi của NLĐ cũng không được đảm bảo. Họ không được bảo vệ thỏa đáng do không có chứng nhận, công nhận về trình độ và đối mặt với những rủi ro về an toàn lao động (do thiếu kỹ năng lao động), bị trả lương thấp, bị sa thải bất cứ lúc nào khi doanh nghiệp thay đổi công nghệ, v.v...

Theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2017 trên toàn quốc đã xảy ra 8.956 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 9.173 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động). Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do NLĐ chưa được đào tạo.

{keywords}
Người lao động được đào tạo sẽ giúp nâng cao an toàn, năng suất lao động. Ảnh minh họa

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%. Có thể nói, mục tiêu đặt ra không cao, song đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế mới chỉ đạt 58,6%, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ chỉ đạt 23,1%, nghĩa là vẫn còn 76.9% người tham gia lực lượng lao động chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

Những thực tế này cho thấy cần thiết phải xây dựng danh mục ngành, nghề sử dụng lao động đã qua đào tạo nhằm hạn chế TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ do những nghề, công việc này cung cấp, từ đó nâng cao giá trị, hiệu suất kinh tế cho cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội. Việc này thúc đẩy doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với quyền lợi NLĐ, đồng thời cũng giúp NLĐ có ý thức hơn trong nâng cao nghề nghiệp. 

Lộ trình thực hiện 3 giai đoạn

Trước đòi hỏi của thực tiễn, Bộ LĐ-TBVXH đang chuẩn bị ban hành Thông tư quy định Danh mục ngành nghề người sử dụng lao động phải sử dụng lao động đã qua đào tạo. Dự thảo Thông tư này gồm 04 điều và 02 danh mục ban hành kèm theo.

Các danh mục ngành nghề này được nghiên cứu, xem xét trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành và được xác định theo tính chất, mức độ của ngành nghề đó ở 3 tiêu chí: (1) đối với sự nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của NLĐ (sự an toàn của NLĐ); (2) đối với việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng (sự an toàn của người tiêu dùng và xã hội) và (3) tiến tới việc nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế. Theo đó, Danh mục ngành nghề sử dụng lao động đã qua đào tạo gồm:

- Danh mục 1: Bao gồm 68 ngành, nghề sử dụng lao động đã qua đào tạo áp dụng từ ngày 01/01/2022. Đây là những ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động ở nhóm V và nhóm VI) theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH;

- Danh mục 2: Bao gồm 90 ngành, nghề sử dụng lao động đã qua đào tạo áp dụng từ ngày 01/01/2023. Đây là những ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động ở nhóm IV) theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH và một số ngành nghề liên quan đến sức khỏe, các dịch vụ liên quan đến phục vụ con người, các ngành nghề quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (các nghề trọng điểm ở các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế).

Dự thảo Thông tư cũng xác định lộ trình thực hiện Danh mục ngành nghề sử dụng lao động qua đào tạo bao gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ ngày 01/01/2022: Áp dụng cho Danh mục 1, bao gồm 117 ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, vì nếu NLĐ trong lĩnh vực này không được đào tạo thì nguy cơ xảy ra tai nạn lao động là rất lớn, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và không bảo đảm quyền lợi cho họ trong môi trường lao động khó khăn, vất vả.

- Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2023: Áp dụng cho Danh mục 2, bao gồm 59 ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và những ngành, nghề phổ biến, quan trọng (như đã nêu trên). Cũng tương tự như Danh mục 1, nếu những NLĐ trong lĩnh vực này không được đào tạo thì dễ xảy ra mất an toàn lao động, không được đào tạo thì không có kỹ năng làm việc, năng suất thấp, thu nhập thấp, công việc không ổn định, ảnh hưởng chung đến cả nền kinh tế. Mặt khác, NLĐ ở những ngành, nghề này đòi hỏi phải qua đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và sự an toàn của người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong một số lĩnh vực như y tế, du lịch dịch vụ, giao thông vận tải, v.v...

- Giai đoạn 3: Từ ngày 01/01/2024: Áp dụng cho các ngành nghề còn lại trong Danh mục ngành, nghề đào tạo theo quy định tại Thông tư số 04/2018/TT-BLĐTBXH ngày 02/03/2017 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, cao đẳng và các ngành, nghề khác ở các trình độ sơ cấp, và các ngành, nghề được quy định bởi các luật chuyên ngành.

Được biết, Dự thảo Thông tư đã gửi lấy ý kiến của các Bộ, ngành địa phương, cơ sở GDNN. Về cơ bản, các ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở GDNN đều đồng thuận với Danh mục này. Hiện nay, Bộ LĐTB&XH đang tiếp tục lấy thêm ý kiến của các doanh nghiệp để hoàn thiện thêm Dự thảo.

Minh Vy 

 

(责任编辑:La liga)

    推荐文章
    热点阅读