Rối loạn Tic là việc vận động hoặc phát âm xuất hiện các biểu hiện bất thường và lặp đi lặp lại một cách mất kiểm soát,ẻmắchộichứngTicvìxemđiệnthoạinhiềubácsĩkhuyếncáogìtỷ lệ kèo bóng đá hôm nay thường được chia làm hai nhóm.
Thứ nhất, Tic vận động đơn giản bao gồm chớp mắt, nhăn mũi, nhún vai, giât đầu, cổ… Tic âm thanh đơn giản bao gồm ho, hắng giọng, khịt mũi, lầm bầm,… thường gây ra bởi sự co cơ hoành hoặc cơ hầu họng.
Thứ hai, Tic phức tạp kéo dài lâu hơn và gồm nhiều nhóm cơ, vận động (nhại động tác của người khác, vuốt tóc, đá chân, nhảy…) hoặc về âm thanh (nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh, la hét,…).
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, Tic gặp ở nhiều lứa tuổi. Khi trẻ từ 4-5 tuổi trở lên, bắt đầu tiếp xúc với các thiết bị công nghệ có thể bị hội chứng này.
Bác sĩ Khanh cho hay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác sau giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19 cũng có dấu hiệu gia tăng trẻ mắc hội chứng Tic. Nguyên nhân vì trẻ không được hòa nhập, giao lưu, vui chơi như bình thường mà thông qua công nghệ để giải trí, học tập, “giết” thời gian.
Từ đó, trẻ “nghiện” các thiết bị di động, điện tử. Khi sử dụng kéo dài và quá nhiều, quá tập trung vào thiết bị, trẻ sẽ tăng nguy cơ rối loạn Tic.
Hội chứng này cũng có thể mang yếu tố gia đình nhưng rất nhẹ, tự ổn định. Một số trường hợp có tính chất bệnh lý (như hội chứng Tourette - một rối loạn tâm thần kinh), tuy nhiên tỷ lệ rất thấp.
Bác sĩ Khanh nhận định, đa số trường hợp trẻ mắc hội chứng Tic hiện nay là do tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử. Nếu Tic gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và học tập, bắt buộc phải cho trẻ đi khám để điều trị.
Để hạn chế nguy cơ mắc rối loạn Tic, bác sĩ Khanh khuyến cáo, phụ huynh không nên cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng điện thoại, máy tính, máy tính bảng..., không để trẻ tập trung chăm chú vào các thiết bị này.
Khi trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, phải có người lớn kế bên. Phụ huynh cùng xem và giải thích, tương tác với trẻ, thay vì để trẻ chỉ tương tác với chiếc điện thoại.
Ngoài ra, mỗi 30-45 phút dùng máy tính hay điện thoại, trẻ cần nghỉ 15 phút. Mỗi ngày nên dùng 2 lần. Màn hình điện tử phải đủ lớn, đủ sáng để đảm bảo cho sức khỏe của mắt.
“Khó khăn hiện nay là trẻ phải học khá nhiều trên thiết bị điện tử nên phụ huynh phải điều tiết”, bác sĩ Khanh nói.
Theo bác sĩ Khanh, nếu trẻ mắc hội chứng Tic do thiết bị điện tử, trẻ cần ngưng ngay hoặc giảm thời gian sử dụng đến mức tối thiểu.
"Điều quan trọng, phụ huynh không nên rối, mất bình tĩnh hay quá để tâm đến các dấu hiệu Tic vì hội chứng này có yếu tố tâm lý. Cha mẹ cho trẻ đếm số, chơi lắp ráp, tham gia nhiều trò chơi để trẻ tập trung vào chuyện khác, tăng cường ra bên ngoài với bạn bè, thiên nhiên…
Nếu vẫn không hiệu quả, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bệnh để có hướng can thiệp phù hợp. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ rât cân nhắc khi cho trẻ dùng thuốc vì thuốc này có nhiều tác dụng phụ", ông nói.
Trẻ xem điện thoại nhiều, phụ huynh giật mình vì con mắc hội chứng TICSau thời gian sử dụng điện thoại, máy tính nhiều, trẻ bất ngờ bị giật miệng, giật tay chân, lắc cổ... trong vô thức. Sợ con bị động kinh nên bố mẹ hoảng hốt đưa đi khám mới biết nhiều trẻ có dấu hiệu tương tự và được chẩn đoán mắc hội chứng TIC.