Khu CNC Hòa Lạc là địa bàn đầu tư trọng điểm của FPT, VNPT, ViettelHôm nay, ngày 16/2/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm, làm việc với khu CNC Hòa Lạc, Hà Nội. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cùng lãnh đạo một số bộ, ngành và Thành phố Hà Nội. Tại buổi làm việc, Ban quản lý khu CNC Hòa Lạc cho biết, do khu CNC Hòa Lạc đang trong giai đoạn tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng nên việc thu hút đầu tư chưa được kết quả như mong đợi. Tuy vậy, tiềm năng và cơ hội phát triển của khu CNC Hòa Lạc cũng được khẳng định qua việc các tổ chức quốc tế như JICA, KOICA, ADB… đã hỗ trợ tài chính và các nguồn lực khác để xây dựng và phát triển khu CNC Hòa Lạc. Một số nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn trong nước như Nissan, Viettel, VNPT, FPT… đã lựa chọn khu CNC Hòa Lạc là địa bàn đầu tư trọng điểm của mình mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng và cơ chế, chính sách. Từ năm 2005, Ban Quản lý đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho tổng số 95 dự án. Trong quá trình triển khai hoạt động, Ban quản lý đã rà soát và tổ chức thu hồi 17 giấy chứng nhận đầu twd do không đáp ứng được các tiêu chí về công nghệ, tiến độ thực hiện dự án như đăng ký ban đầu. Như vậy, đến nay tại khu CNC Hòa Lạc có 78 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 9 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 10 viện nghiên cứu và 3 trường đại học, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 60.019 tỷ đồng trên tổng diện tích 346,5 ha thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo, thương mại dịch vụ và hạ tầng xã hội. | |
Cũng theo đại diện Ban Quản lý, khu CNC Hòa Lạc đã có 36 dự án đang hoạt động với khoảng trên 10.000 người đang làm việc và học tập; 12 dự án đang xây dựng, 30 dự án đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Các dự án đầu tư tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao (điện tử, viễn thông, y sinh, vật liệu mới, tự động hóa, cơ khí chính xác…), nghiên cứu và triển khai (vệ tinh, quốc phòng, an ninh, CNTT, công nghệ sinh học, năng lượng xanh, đo lường, kỹ thuật động cơ…) và giáo dục đào tạo nhân lực công nghệ cao. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2016 đạt 2,436 tỷ USD. Các trung tâm nghiên cứu của Viettel, Nissan đã nghiên cứu nhiều công nghệ và giải pháp phục vụ phát triển những sản phẩm chiến lược của các tập đoàn này. | |
Đáng chú ý, tại khu CNC Hòa Lạc, FPT được đánh giá là nhà đầu tư lớn nhất và hiệu quả nhất với 2 dự án: Làng phần mềm FPT và trường Đại học FPT. Trong đó, dự án Làng phần mềm FPT có quy mô 6,4ha, là dự án đầu tiên và lớn nhất trong lĩnh vực phần mềm được triển khai và đưa vào sử dụng tại khu CNC Hòa Lạc với 5.000 lập trình viên, cán bộ nhân viên làm việc; nghiên cứu, triển khai 250 dự án cho hơn 100 khách hàng Nhật Bản; doanh thu lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của FPT năm 2016 đạt 230 triệu USD, tăng 24% so với năm 2015; quy mô nhân lực đạt trên 10.000 người, tương đương Top 15 công ty phần mềm lớn của Ấn Độ. Với dự án trường Đại học FPT, có quy mô 30 ha, cơ sở đào tạo của Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc hiện có 4.000 sinh viên, giáo viên đang học tập và làm việc (trong tổng số gần 20.000 sinh viên trường đã và đang đào tạo). Trong năm 2016, Đại học FPT có 800 sinh viên tốt nghiệp với tỷ lệ có việc làm đạt 96% sau 12 tháng ra trường. Ban quản lý khu CNC Hòa Lạc cho hay, so với suất đầu tư bình quân tại các năm trước đây khoảng từ 7 - 10 triệu USD/ha, suất đầu tư trên 1 ha năm 2016 đã tăng lên thành 13,1 triệu USD. Ban quản lý đang đặt kế hoạch nâng suất đầu tư bình quân trong năm 2017 sẽ đạt trên 15 triệu USD/ha và tiến tới đạt mức tương đương với một số khu khoa học thành công trong khu vực. Cần tạo dựng thương hiệu cho khu CNC Hòa Lạc |