Cũng trong thời gian qua,ệthốngcủaTháiNguyênđãđượcphêduyệthồsơbảovệantoàntheocấpđộdudoanbongda wap công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng cho các hệ thống phục vụ chính quyền điện tử, chính quyền số đã tiếp tục được Thái Nguyên chú trọng triển khai.
Theo thống kê, tính từ ngày 1/1/2022 đến hết quý II, đã phát hiện 266.051 lượt truy vấn đến hệ thống, đã ngăn chặn tự động 18.389 lượt truy vấn dò quét trái phép vào hệ thống thông tin dữ liệu, ngăn chặn 19.684 thư rác, chặn và xử lý 1.973 thư chứa mã độc.
Cùng với đó, đã phát hiện 193.486 cảnh báo trên máy tính cá nhân, trong đó có 9.316 cảnh báo nguy hiểm, 579 máy tính nhiễm mã độc. Sở TT&TT đã hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị xử lý theo quy định.
21 hệ thống thông tin cấp sở, ban, ngành và 9 hệ thống cấp huyện, thành phố tại Thái Nguyên đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ bảo đảm an toàn thông tin mạng (Ảnh minh họa) |
Trong nửa đầu năm nay, Sở TT&TT Thái Nguyên đã tổ chức khóa đào tạo về an toàn thông tin và tổ chức diễn tập thực chiến. Đợt tổ chức diễn tập thực chiến an toàn thông tin, ứng cứu sự cố tỉnh Thái Nguyên năm 2022, đã giúp cho các thành viên đội ứng cứu sự cố an ninh mạng trên địa tỉnh được rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm có đủ năng lực xử lý sự cố xảy ra trong hệ thống dùng chung của tỉnh; đưa các thành viên vào trạng thái luôn thường trực, sẵn sàng xử lý sự cố và các cuộc tấn công.
Trên cơ sở nhiệm vụ triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin và phòng chống mã độc tập trung tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2, Sở TT&TT Thái Nguyên đã xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống CNTT của các cơ quan nhà nước tỉnh Thái Nguyên.
Mục tiêu đặt ra là giám sát, phát hiện sớm các nguy cơ, sự cố; kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng và rà quét, bóc gỡ, phân tích, xử lý mã độc; phòng ngừa sự cố, quản lý rủi ro; nghiên cứu, phân tích, xác minh, cảnh báo sự cố, phần mềm độc hại.
Đồng thời, xây dựng, áp dụng quy trình, quy định, tiêu chuẩn an toàn thông tin; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nguy cơ, sự cố mất an toàn thông tin, trong đó có các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin các hệ thống CNTT của tỉnh; cập nhật thông tin từ hệ thống cung cấp thông tin và báo cáo về các tin tức, cập nhật tình hình an toàn thông tin mạng tại Việt Nam và trên thế giới từ Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT.
Đáng chú ý, Sở TT&TT Thái Nguyên cũng cho biết, đến nay tổng số hệ thống thông tin của toàn tỉnh đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ bảo đảm an toàn thông tin mạng là 30/30. Trong đó, số hệ thống thông tin của các sở, ban, ngành là 21, chiếm 70%; và số hệ thống thông tin của các huyện, thành phố là 9, chiếm 30%.
Liên quan đến việc phê duyệt hồ sơ xác định cấp độ bảo vệ an toàn các hệ thống thông tin, tại sự kiện Vietnam Security Summit 2022 diễn ra hồi trung tuần tháng 6, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cho biết, hiện nay tỷ lệ các hệ thống thông tin được phê duyệt hồ sơ và triển khai phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ còn khiêm tốn. Theo thống kê, đến hết tháng 5/2022, cả nước có 3.014 hệ thống thông tin đã được phê duyệt hồ sơ xác định cấp độ an toàn thông tin, đạt tỷ lệ 30%.
Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã xác định 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các tháng cuối năm 2022 là triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ, với mục tiêu đặt ra là tháng 12/2022 hoàn thành phân loại, xác định và phê duyệt đề xuất cấp độ hệ thống thông tin; và đến tháng 6/2023 triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Vân Anh
Hội thảo “Cải thiện năng lực phòng thủ thông qua hoạt động triển khai diễn tập thực chiến an toàn thông tin”, nhằm giúp cho 19 Sở TT&TT khu vực miền Trung và Tây Nguyên hiểu và khai thác hiệu quả phương thức diễn tập thực chiến.