- Cô Nguyễn Minh Ngọc,ôgiáogâybãovìkhuyênhọcsinhsốngbìnhthườngtửtếlich epl giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Đinh Thiện Lý (TP.HCM) vừa có bức thư gửi học trò "gây bão" trong mùa bế giảng năm nay. Chắt lọc từ thời trẻ và sự trải nghiệm của bản thân, cô giáo khuyên học sinh hãy sống bình thường, tử tế.
Chia sẻ với VietNamNet sau những ngày này, cô Ngọc nói mình nghĩ mỗi điều thầy cô chia sẻ trong thư là kinh nghiệm của thế hệ đi trước, có thể đúng hoặc không đúng với các con. Các con hãy tự tin bước vào hành trình trải nghiệm của chính mình, sống cuộc đời của riêng con.
Nếu được, thầy cô mong các con luôn mang theo tình yêu và sự tử tế trên hành trình đó.
Theo cô, cha mẹ ai cũng có mong muốn và quan điểm giáo dục con cái riêng. Muốn con mình thành đạt hay muốn con làm một người bình thường đều thể hiện tình yêu và tâm nguyện của cha mẹ.
Do đó, mọi sự so sánh hay bàn luận đều không hợp lý, vì mỗi người một góc nhìn khác nhau.
"Khi viết bức thư cho các em, tôi viết trong tâm thế của 1 người mẹ. Những gì tôi muốn nói với 2 chàng trai nhỏ của tôi, tôi trải lòng với những đứa con ở trường. Chỉ giản dị như vậy thôi".
Là một giáo viên đứng trên bục giảng, cô nhận nhận được nhiều lời tâm sự của học sinh. Học sinh cũng tâm tình về.
Cách đây một năm, có một câu chuyện làm cô và cả lớp 12I2 rơi nước mắt. Đó là giờ cô dạy các con thuyết trình, một bạn nam sinh đã chia sẻ với lớp câu chuyện con vượt qua "sức nặng" của gia đình để sống với ước mơ của mình.
Con là một cậu bé có năng khiếu hội họa, vẽ rất giỏi. Nhưng ba con không muốn con theo ngành đó. Cả nhà hết sức cấm đoán con. Con nói suốt 18 năm qua, không có ngày nào là con không "chiến đấu" cho ước mơ của mình.
Thời điểm con chia sẻ trước lớp con đã thuyết phục ba đồng ý với con và con đạt được suất học bổng 2 tuần ở Nhật về học vẽ tranh Manga.
"Tôi mừng cho con, nhưng câu nói của con "chiến đấu 18 năm cho 1 giấc mơ" cứ khiến tôi suy nghĩ mãi".
Khi được hỏi muốn nhắn gửi gì với phụ huynh, cô Ngọc nói mình muốn nhắn gửi đến các bậc phụ huynh 3 điều thôi.
Đó là mỗi đứa trẻ sinh ra đều riêng biệt và có giá trị, ngừng so sánh để con không thấy bị tổn thương. Chuẩn bị cho con hành trang tốt nhất cả về trí tuệ, nhân cách, tâm hồn, rồi mạnh dạn buông tay cho con trải nghiệm và con sai, đừng vì sợ con sai mà không buông tay ra cho con lớn. Luôn cho con hiểu rằng gia đình là nơi yêu thương con vô điều kiện.
"Những điều này là tôi học được từ ba tôi. Dù bây giờ, tôi lập nghiệp xa ba mẹ nhưng mỗi lần nghĩ đến ba mẹ, tôi thấy mình được tăng thêm sức mạnh, thêm nội lực" - cô Ngọc nói.
Ngay từ năm học lớp 9, chị đã xác định rất rõ ràng mình sẽ theo nghề giáo và là một giáo viên dạy văn. Cô Ngọc nghĩ mình may mắn hơn một số bạn bè thời đó là sớm nhìn thấy con đường đi của mình.
"Việc hướng nghiệp của tôi là do tôi lựa chọn. Ba mẹ tôi không bao giờ can thiệp sâu vào quyết định của con cái. Hồi mới vào nghề, tôi luôn quan niệm: “Người thầy phải là ngọn lửa, tự đốt cháy hết mình để trao truyền kiến thức”. Tuy nhiên, càng theo nghề lâu, tôi lại thấy truyền kiến thức không quan trọng bằng truyền kĩ năng, truyền động lực".
Phải làm sao để lửa từ người thầy trở thành ngọn lửa đam mê học tập trong mỗi học trò. Phải dạy sao cho các em ứng dụng được kiến thức, hình thành được quan niệm sống tích cực. Đó là lý do tại sao dự án dạy học văn của cô Ngọc lại có tên gọi “Học văn để sống”.
Cô Ngọc nói cha mình chưa bao giờ truyền lửa cho con bằng lời nói, chưa bao giờ bảo phải là người thầy như thế này hay thế kia.
"Ba truyền lửa ngay từ khi tôi còn nhỏ, bằng việc ngồi cần mẫn soạn giáo án mỗi đêm, bằng việc tự học, tự đọc sách, bằng việc soạn giáo án mới mỗi năm. Tôi nhớ mẹ tôi hay cằn nhằn “Năm nào anh cũng dạy khối đó, mà sao năm nào anh cũng ngồi soạn giáo án”. Chính ba tôi là hình ảnh sống động, hiện hữu giúp tôi hiểu về trách nhiệm, tình yêu trong nghề giáo".
"Học sinh của chị thật may mắn khi ngày ra trường được lắng nghe những tâm tình của cô giáo. Còn chị còn nhớ ngày ra trường của mình như thế nào không? Lúc đó giáo viên đã nói gì với chị?".
Khi được hỏi vậy, cô Ngọc cười và nói "kí ức về ngày ra trường của tôi rất mờ nhạt. Vì tôi nhớ lúc đó tôi đang ở bệnh viện, chiến đấu với những cơn đau bao tử trước kì thi tốt nghiệp".
Nhưng cô không quên những lời dặn của thầy cô tôi yêu quý. Vì triết lý của các thầy cô thấm vào học sinh trong suốt mấy năm học, chứ không chỉ là giây phút ra trường.
Cô Ngọc luôn tự thấy mình là một người may mắn. May mắn đó là từ lớn đến bé, mình luôn được quyền quyết định tất cả những gì liên quan đến tôi như học trường nào, thi ngành gì, làm việc ở đâu.C
Côluôn biết ơn ba mẹ vì không bao giờ áp đặt hay tạo áp lực cho con cái. Chính nhờ được lớn lên trong sự thương yêu và tôn trọng đó mà côvtheo đuổi được giấc mơ làm cô giáo dạy văn của mình.
Câu chuyện làm cô nhớ mãi có lẽ năm tôi chuyển cấp từ lớp 9 lên lớp 10. Hồi đó, cô được tuyển thẳng vào lớp chuyên văn trường Phan Bội Châu, ba gọi ra và nói ba muốn cô vào trường ba dạy (ba cô là giáo viên dạy vật lý trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng). Lý do ba thuyết phục là vào trường ba để học khối A, chứ theo chuyên văn khối C, rất khó đậu đại học. Cô bảo "Con không đồng ý, con thích học văn và con muốn thành cô giáo dạy văn". Vậy là ba im lặng và cho cô theo học nghành xã hội.
Chị gái và em trai được ba dạy ôn thi trong suốt những năm THPT nên có ba đồng hành. Riêng tôi, chọn hướng đi "lạc đàn", nên phải tự lo việc học và ôn tập.
Tôi chọn tử tế nhưng bình thường...
|
Bức thư được viết từ trải nghiệm của chính bản thân, “đó là những chắt lọc từ thời tuổi trẻ". Có điều gì thời trẻ khiến bây giờ chị tiếc nuối? Cô Minh Ngọc: - Đúng là tôi viết cho các con bằng trải nghiệm của bản thân. Tôi từng sai, từng vấp ngã, từng đối mặt và học cách "nhảy lên trên con sóng". Thú thực là trước năm tôi 30 tuổi, tôi cũng từng dằn vặt bản thân vì một số quyết định sai của mình lúc mình tuổi 20. Có những cái sai đẩy cuộc sống của tôi sang một hướng khác. Rất nhiều lần tôi cũng nghĩ giá như, ước gì... Nhưng giờ đây, tôi không còn cảm giác tiếc nuối hay hướng tâm nhiều về quá khứ nữa. Thứ nhất, vì tuổi trẻ không quay lại. Thứ hai, nếu tuổi trẻ tôi sai thì tôi sửa, không sửa được thì tôi tha thứ cho mình, buông cái sai để làm việc đúng khác. Thứ 3, quan trọng nhất, chính những va vấp tuổi trẻ dạy tôi trưởng thành. Nếu không có những điều bất như ý đó xảy ra, tôi không là tôi bây giờ. Trong thư chị có nói tới khoảng cách hai thế hệ. Nghề giáo viên vui nhất khi được dạy dỗ chứng kiến sự trưởng thành thế hệ này tới thế hệ khác. Sự khác biệt giữa suy nghĩ của học sinh hiện nay và thế hệ chị như thế nào? - Từ góc nhìn của mình, tôi thấy thế hệ các con khác thế hệ chúng tôi ở chỗ các con năng động hơn, tiếp cận CNTT nhanh và khả năng thích ứng nhạy bén hơn. Ý thức về bản thân, sự yêu quý bản thân của các con cũng lớn hơn nhiều so với thế hệ 8X chúng tôi. Tôi nghĩ khi được định hướng tốt, các con sẽ làm nên 1 sự phát triển mới cho xã hội. Bản thân chị rút ra được điều gì để dạy con của mình? - Với 2 chàng trai nhỏ của mình, tôi không dám khẳng định là tôi nuôi con đúng hay dạy con tốt. Tôi chỉ đơn giản xem con là đứa trẻ bình thường và tôi luôn bên cạnh con để cảm nhận hạnh phúc của sự bình thuờng đó. Chị khuyên các con tử tế nhưng bình thường, nhưng nếu đặt giữa xuất sắc thiếu tử tế và tử tế bình thường chẳn hẳn sẽ hơi nao núng khi lựa chọn? - Khi bạn đã dùng đến từ "lựa chọn" nghĩa là nó mang tính quyết định riêng của mỗi cá nhân, đúng không? Vậy thì không thể khuyên các con điều mà các con phải tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho quyết định đó. Vì mọi lời khuyên chỉ mang tính chất tham khảo, lựa chọn cái gì là vấn đề thuộc về mỗi cá nhân. Vậy điều mà cha mẹ, thầy cô cần làm là gì? Là trang bị cho các con không chỉ nền tảng kiến thức mà còn tạo nên gốc rễ của những giá trị sống tốt đẹp, những tư duy tích cực để con lựa chọn đúng, để con hạnh phúc với sự lựa chọn của con. Riêng tôi, tôi chọn tử tế nhưng bình thường. |
Lê Huyền - Diễm Anh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)