Ngày 21/1,ộtrưởngNguyễnKimSơnKhôngnêndồnđầutưchotrườngchuyêkèo nhà cái w88 Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020.
Tại hội nghị, ngoài tổng kết những kết quả đạt được, đại biểu các địa phương đã đưa ra những kiến nghị để phát triển hệ thống trường THPT chuyên hơn trong giai đoạn tới. Hầu hết đều kiến nghị cần có chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên về công tác tại trường chuyên.
Ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, còn không ít những khó khăn.
“Đội ngũ giáo viên của trường chuyên mặc dù đã là những “cây đa cây đề” của tỉnh nhưng so với mặt bằng chung của khu vực, toàn quốc thì còn khoảng cách nhất định. Bên cạnh đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng lạc hậu do điều kiện kinh tế của tỉnh chưa nhiều”, ông Hưng nói.
Bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên về trường chuyên chưa thực sự hấp dẫn.
Do đó, ông Hưng kiến nghị Bộ GD-ĐT cần xây dựng cơ chế chung để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; cũng như chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút đối với giáo viên các trường chuyên nói chung.
Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng đề xuất Bộ GD-ĐT cần sớm có định hướng phát triển hệ thống trường chuyên giai đoạn tiếp theo, trong đó có mục tiêu và mô hình trường chuyên hướng đến là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách trong việc huy động các nguồn lực từ hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển trường chuyên để xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, trang bị dạy học hiện đại, bồi dưỡng giáo viên,...
Bà H`Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cũng cho rằng cần có chương trình bồi dưỡng riêng cho đội ngũ giáo viên trường chuyên, tích hợp vào chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ông Nguyễn Thanh Tiệp, Giám đốc Sở GD-ĐT Long An kiến nghị Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ tham mưu cho Chính phủ để ban hành những cơ chế, chính sách cho giáo viên trường chuyên. “Hiện nay, vị trí việc làm, định mức giờ dạy của giáo viên trường chuyên cũng có cao hơn so với giáo viên tại trường THPT bình thường nhưng chưa đủ sức để thu hút, khuyến khích giáo viên giỏi ở trường THPT về công tác tại trường chuyên. Hiện, mỗi tiết dạy của giáo viên trường chuyên tính bằng 3 lần tiết dạy của giáo viên trường thường nhưng phải tốn nhiều thời gian, công sức, nghiên cứu nhiều hơn và bên cạnh đó còn phải chịu áp lực có học sinh đạt giải,...”, ông Tiệp nói.
Trong khi đó, ông Võ Văn Mai, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An đề nghị Bộ tiếp tục có cơ chế hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông chuyên, nhất là những trường ở những địa bàn còn khó khăn.
Ngoài ra, đề nghị Bộ chỉ đạo các trường đại học mở rộng hơn cơ chế tuyển thẳng học sinh trường chuyên.
Bà Nguyễn Thị Bạch Vân, Giám đốc Sở GD-ĐT Trà Vinh cũng cho rằng nên có những chính sách đãi ngộ, tuyển thẳng học sinh trường chuyên vào các trường đại học nhằm thu hút các học sinh có năng khiếu tham gia các khối chuyên.
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội. |
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội đơn vị có 3 trường THPT chuyên trực thuộc cho rằng cần đổi mới chương trình của hệ thống trường chuyên.
Ông Đức cũng nhắc lại việc trên mạng xã hội từng có những ý kiến, thậm chí là những cuộc tranh luận về chuyện “Có nên tồn tại mô hình trường chuyên”
“Không phải người ta phản đối mô hình trường chuyên mà họ nói rằng nếu trường chuyên chỉ đào tạo gà nòi, mà không có kỹ năng, ngoại ngữ, sự tự tin cần thiết cho những chặng sau đó. Do đó tôi nghĩ chúng ta cần đổi mới chương trình và triết lý đào tạo. Cần xác định rõ triết lý là đào tạo gà nòi hay đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực tài năng. Và để đào tạo nhân tài thì phải đào tạo các em có đầy đủ kiến thức, kỹ năng toàn diện, phải có kỹ năng tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác,...”.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn |
Phải tiếp tục đổi mới mô hình trường chuyên
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, việc phát triển hệ thống các trường chuyên là một thành tố của đổi mới giáo dục và đào tạo.
“Không chỉ có đầu tư phát triển mà cần tiếp tục đổi mới cả mô hình trường chuyên. Phát triển và đổi mới mô hình trường chuyên là một phần của đổi mới giáo dục phổ thông, là một khâu để phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cho rằng một phần các trường chuyên hiện nay vẫn đang dừng ở mức các trường chất lượng cao, trường chọn hơn là trường chuyên.
Ông Sơn cũng nhấn mạnh cần tránh quan điểm coi trường chuyên là nơi để có được các giải thưởng, huân huy chương.
“Cần có một cái nền toàn diện và đào tạo mũi nhọn kết hợp với đào tạo nền tảng vững chắc toàn diện. Đào tạo chuyên dù sao vẫn là đào tạo phổ thông, do đó phổ thông dẫu có đặc biệt vẫn phải lấy mục tiêu phát triển con người làm đầu. Người ta nhìn vào con người để đánh giá đào tạo ở bậc phổ thông, nhìn vào cách làm việc biết chất lượng đào tạo bậc đại học, nhìn vào việc nghiên cứu biết được chất lượng đào tạo ở bậc tiến sĩ. Do đó, dù chuyên hay như thế nào đi nữa vẫn phải lấy nền tảng là nhân cách, cảm xúc, thẩm mỹ,... của các em. Trước hết không phải vì những tấm huy chương mà vì con người của chính các em”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, hiện, cũng vì các trường chuyên được ưu tiên cao, đầu tư đặc biệt nên sức ép của việc tuyển sinh rất ghê gớm. “Không nên để câu chuyện phát triển các trường đào tạo nhân tài trở thành một gánh nặng và bức xúc xã hội trong các kỳ tuyển sinh vào các trường phổ thông. Cần kiên quyết tránh tiêu cực, tránh ngồi nhầm trường trong việc tuyển sinh”.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020. |
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng nhấn mạnh đầu tư cho trường chuyên, song cũng không vì thế mà không lưu ý đến giáo dục phổ cập và các chính sách bình đẳng trong giáo dục.
“Không nên dồn đầu tư cho trường chuyên mà để mặc các nhóm trường khác. Đành rằng trong điều kiện khó khăn chúng ta không thể đầu tư dàn trải, song nếu bên cạnh một ngôi trường chuyên được đầu tư đặc biệt và lộng lẫy và một nhóm các trường khác còn chưa được kiên cố hóa thì thực sự phản cảm”, ông Sơn nói.
Nhân tài không phải là câu chuyện dành cho số đông Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng rất nhiều phụ huynh cần suy nghĩ thấu đáo hơn với mong muốn cho con vào học trường chuyên. “Không nên vì con vào trường chuyên để thỏa mãn cái sĩ diện của bản thân mà hãy nghĩ đến đứa trẻ. Nếu trẻ học không phù hợp, không theo được thì đó là nỗi khổ cho học sinh, nỗi vất vả cho thầy cô và là nỗi lo của xã hội. Thay vào đó, hãy cứ cho học trường bình thường để đứa trẻ được phát triển một cách bình thường, bởi sẽ tốt hơn rất nhiều. Nhân tài không phải là câu chuyện dành cho quá nhiều người nên phải có cách thức phù hợp”, ông Sơn chia sẻ. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước có 77 trường chuyên và có hơn 2,7% học sinh trung học phổ thông là học sinh chuyên. |
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT: Trường chuyên là hình mẫu cho các trường THPT khác học tập
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, có thể nói chất lượng giáo dục của các trường chuyên đã phần nào trở thành những điển hình về đổi mới giáo dục, có vai trò tiên phong cho các trường THPT khác học tập