Ảnh minh họa. |
Trong bài viết hôm nay,ĩthuậtlàmđầykhungảltđbđ chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một trong những bài học cơ bản và hữu dụng đó, mà bất kì ai mới bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh cũng cần biết: kĩ thuật làm đầy khung hình (Fill frame).
Rất nhiều người khi chụp ảnh từ khoảng cách xa, thường không chú ý đến bố cục ảnh khiến cho vị trí của đối tượng chính bị lệch hoặc quá nhỏ, không gây được ấn tượng cho người xem. Đây là một lỗi cơ bản trong nhiếp ảnh. Nói chung, bức ảnh c sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn nếu nó được bố trí đẹp và kín khung.
Người
Kĩ thuật làm đầy khung hình đặc biệt quan trọng khi bạn chụp ảnh với đối tượng chính là người. Các sắc thái biểu cảm, những chi tiết nhỏ đặc biệt trên khuôn mặt của người thường sẽ khó có thể được ghi lại nếu bạn đứng cách họ xa thêm chỉ vài mét.
Việc sắp xếp để đối tượng trông hài hòa với bối cảnh là cần thiết, nhưng bạn cũng nên cẩn thận, vì đôi khi bạn sẽ khiến nhân vật chính bị lẫn vào nền và gần như biến mất.
Bạn có thể quan sát vài ví dụ được chụp tại giải Tennis Úc mở rộng (Australian Open) sau.
Bức ảnh đầu tiên, người chụp ngồi ở ghế khán giả, sử dụng máy compact với ống kính quang học 3x. 2 bức ảnh sau được chụp với máy bán chuyên và ống kính 200mm. Bên cạnh đó, tác giả cũng cố gắng tiếp cận gần sân đấu hơn để có thể chụp cận cảnh vận động viên khi thi đấu. Các bạn có thể thấy chất lượng và mức độ thu hút của 2 các bức ảnh có sự khác biệt đáng kể.
Tất nhiên, phần lớn nguyên nhân của sự khác biệt này nằm ở chiếc máy ảnh số ống kính rời (DSLR) và ống kính chất lượng cao so với một máy ảnh compact bình thường. Nhưng bạn cũng có thể dễ dàng thấy một điểm quan trọng giúp cải thiện chất lượng ảnh, là việc tác giả đã có ý thức tìm cách làm đầy khung hình cho bức ảnh của mình.
Bức ảnh trở nên sống động hơn hẳn khi có thể thấy rõ từng chi tiết như cơ bắp đang căng lên, nét căng thẳng trên khuôn mặt, những giọt mồ hôi văng ra khi vận động viên đánh trúng bóng…
Các bạn có thể cảm nhận ngay sự khác biệt ở 2 tấm ảnh này so với tấm ảnh trên.
Tĩnh vật
(责任编辑:Cúp C1)