"Đã 3 tháng bị nợ lương,ángbịnợlươngcôgiáophảiđibáncàphêbuổitố365 cá cược tôi rất khó khăn, phải phụ bán cà phê buổi tối để kiếm tiền xăng xe đi dạy" - một cô giáo nén tiếng thở dài khi chúng tôi nhắc đến ngày Nhà giáo 20/11 vừa qua.
Một huyện nợ lương giáo viên tới 3,8 tỉ đồng
Cô giáo N.H.T (trú tại Tp. Pleiku, T. Gia Lai) tốt nghiệp ngành Sư phạm tiểu học hệ cao đẳng, ra trường được 3 năm nhưng chưa thể kiếm được việc làm ổn định. Thời gian qua, mỗi khi ở đâu có tuyển dụng giáo viên, cô T. lại đăng ký xin làm hợp đồng, đăng ký thi tuyển viên chức giáo viên nhưng đều trượt.
Tại nhiều vùng xa xôi ở Gia Lai, việc "cõng chữ" đến trường còn nhiều gian nan. Nhiều thầy cô phải lặn lội để vào làng kêu gọi các em học sinh đến lớp. |
Tháng 9/2017, cô về huyện Ia Grai (Gia Lai) xin làm giáo viên hợp đồng tại xã cách trung tâm huyện khoảng 20km. Nhà không ở huyện Ia Grai nên cô giáo phải thuê trọ ở trung tâm thị trấn Ia Kha mỗi tháng 600.0000 đồng. Cô T. chính thức ký hợp đồng giảng dạy từ tháng 9 đến nay nhưng 3 tháng qua vẫn chưa nhận được đồng lương nào.
“Cuộc sống ở trọ, thiếu thốn trăm bề chỉ phụ thuộc vào đồng tiền lương, nhưng… lương chưa có nên đành dựa dẫm tiếp vào cha mẹ. Nhiều đồng nghiệp của em cũng chung hoàn cảnh như thế. Đôi lúc xin tiền, cha mẹ hỏi sao không có lương thì chỉ biết nói là huyện chưa cấp về” - cô T. nói và cho biết thêm “Nhiều đồng nghiệp phải nuôi con mới thực sự khổ sở. Nhưng ai cũng cố chịu đựng, không muốn bỏ nghề vì dù sao vẫn được đến trường, được giảng bài trên lớp…”.
Một cô giáo khác khi tiếp xúc với chúng tôi chỉ biết cười trừ mà nói: “Các thầy cô cùng trường động viên “thôi cố gắng đi, cơm chưa ăn gạo còn đó, lương nợ rồi sẽ được trả”.
"Đã 3 tháng bị nợ lương, tôi rất khó khăn nên phụ bán cà phê buổi tối để kiếm tiền xăng xe đi dạy” - cô giáo này nén tiếng thở dài kể cuộc sống còn nhiều vất vả khi chúng tôi nhắc đến ngày Nhà giáo 20/11 vừa qua.
Theo thống kê của UBND huyện Ia Grai, tính đến thời điểm 31/10, cả huyện có tới 271 giáo viên và nhân viên trường học chưa được trả lương, trong đó có 165 người là giáo viên.
Ông Phạm Văn Đại, Trưởng phòng GDĐT huyện Ia Grai, cho biết đây là trăn trở của huyện vì chưa thể giúp đỡ thầy, cô giáo viên đang làm hợp đồng tại huyện. “Hiện, huyện đã bố trí số kinh phí gần 3,8 tỉ đồng để chi trả số lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng này nhưng vẫn còn vướng quy định nên chưa chi trả được. Rất mong các cấp thẩm quyền xem xét" - ông Đại kiến nghị.
Thiếu trầm trọng giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản biên chế?
Liên quan đến việc chậm trả lương đối với hàng trăm giáo viên ở huyện Ia Grai và không chỉ riêng ở mỗi huyện này, Chánh VP UBND tỉnh Gia Lai ông Ngô Ngọc Sinh cho biết, tỉnh rất quan tâm đến vấn đề mà phóng viên nêu và đã yêu cầu cơ quan chuyên ngành tìm biện pháp tháo gỡ.
Khi PV Báo Giao thông làm việc với cán bộ chuyên ngành của Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai, vị này cho biết “việc nợ lương giáo viên như ở Ia Grai là thực trạng của nhiều tỉnh thành. Thực tế mỗi năm dân số đều tăng lên, tỉ lệ học sinh sinh đến trường ngày một tăng, tuy nhiên thực hiện tinh giản biên chế tại các địa phương ở Gia Lai đã nảy sinh một số bất cập.
Cụ thể, tại Gia Lai, mặc dù các địa phương đã nỗ lực sắp xếp giảm quy mô trường học, nhưng vẫn đang thiếu trầm trọng biên chế viên chức giáo viên mầm non và tiểu học. Từ năm 2014 đến nay, trường lớp được mở rộng nhưng không được bổ sung biên chế, thậm chí lại phải cắt giảm thường xuyên. Riêng năm học 2017-2018, toàn tỉnh Gia Lai thiếu 2.544 giáo viên (1.440 giáo viên mầm non, 654 giáo viên tiểu học, 450 giáo viên THCS và chưa tính số lượng nhân viên trường học còn thiếu) so với định mức Nhà nước quy định nhưng không được bổ sung thêm biên chế.
“Thực hiện Kết luận 17 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, các cơ quan ban ngành đã yêu cầu tỉnh Gia Lai chấm dứt hợp đồng lao động làm chuyên môn nghiệp vụ. Theo quy định là không được ký hợp đồng để giáo viên giảng dạy nhưng ở nhiều huyện, thị xã, thành phố của Gia Lai nếu không cho hợp đồng thì sẽ không có giáo viên để dạy học cho con em”.
Không đủ giáo viên đứng lớp
Liên quan đến việc nợ lương của giáo viên hợp đồng ở Gia Lai hiện chưa thể giải quyết, cán bộ này thông tin thêm: “Nghị quyết số 26 ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh Gia Lai về định mức phân bổ kinh phí không có quy định cụ thể việc sử dụng kinh phí sự nghiệp giáo dục để chi trả lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng. Như vậy, theo yêu cầu hiện nay của cấp trên, các địa phương không được ký hợp đồng thuê giáo viên và không có quy định cụ thể về nguồn kinh phí ngân sách để trả lương giáo viên hợp đồng”.
Để giải quyết vấn đề trên, Giám đốc Sở Nội vụ Gia Lai Huỳnh Văn Tâm đã có công văn gửi Bộ Nội vụ (số 1634, ngày 21/11/2017) đồng thời nêu rõ: “Nếu cấp thẩm quyền không giao đủ biên chế theo định mức hoặc không có cơ chế cho phép cấp huyện sử dụng kinh phí sự nghiệp giáo dục cân đối hằng năm để thuê đủ giáo viên hợp đồng theo định mức thì sẽ xảy ra tình trạng không có giáo viên đứng lớp, không đủ kinh phí chi trả cho giáo viên cũ dạy tăng, dạy thay...".
Theo Tạ Vĩnh Yên/ Báo Giao thông
Giáo viên cắm sổ lương, nợ ngân hàng cho hiệu trưởng vay hàng trăm triệu đồng
Hiệu trưởng hai trường mầm non trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lấy lý do xây dựng cơ sở vật chất trong trường để mượn hàng trăm triệu đồng của các giáo viên.