Cử tri thành phố Hà Nội vừa có kiến nghị gửi tới Quốc hội trước Kỳ họp thứ 2,ộXâydựngđãchoýkiếnvềvềquyhoạchphânkhusôngHồthứ hạng của adelaide united Quốc hội khóa XV, trong đó đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu trình Chính phủ xem xét, hỗ trợ thành phố Hà Nội sớm phê duyệt 2 đồ án quy hoạch, để tạo cơ sở pháp lý cho Thủ đô phát triển đô thị.
Trả lời kiến nghị, phía Bộ Xây dựng cho biết 2 đồ án Quy hoạch phân khu đô thị trên được UBND TP Hà Nội tổ chức lập trên cơ sở cụ thể hóa và phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011.
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng bao phủ diện tích khoảng 11.000ha (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Đến nay, các đồ án trên đã được tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư; tổ chức Hội đồng thẩm định, báo cáo Thường trực Thành ủy Hà Nội và thực hiện lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN)
Bộ Xây dựng cho biết, mới đây, ngày 21/12/2021, Bộ cũng đã có ý kiến góp ý về hai đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống.
“Trên cơ sở các ý kiến góp ý của NN&PTNN; Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội cần khẩn trương chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung liên quan (bổ sung các khu dân cư hiện có ở bãi sông vào danh mục giữ lại, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và việc xây dựng, phát triển đô thị tại một số bãi sông) và hoàn thiện đồ án quy hoạch trước khi phê duyệt theo thẩm quyền” – Bộ Xây dựng thông tin.
Việc lập, thẩm định, lấy ý kiến, phê duyệt quy hoạch phân khu thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, nội dung quy định pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật hiện hành có liên quan.
Bộ Xây dựng cho hay sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND TP Hà Nội trong quá trình tổ chức lập các quy hoạch phân khu đảm bảo tiến độ, chất lượng, tạo cơ sở pháp lý cho Thủ đô Hà Nội phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt.
Trước đó, Bộ NN&PTNN đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội cho ý kiến về quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).
Theo đó, Bộ này đề nghị cắt bỏ một số đề xuất của thành phố về cao trình hai tuyến đường ven sông, không nhất trí giữ lại hai khu dân cư Bắc Cầu và Bồ Đề…
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết dự kiến vào nửa đầu tháng 1/2022, thành phố sẽ có đủ cơ sở để phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống.
Hà Nội cơ bản hoàn thành 66/68 đồ án quy hoạch chung. Thành phố cũng đang chỉ đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng, bảo đảm đúng quy trình, quy định; phấn đấu trình, phê duyệt hai đồ án trong quý I/2022.
Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng có diện tích khoảng 11.000 ha, kéo dài 40 km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Quy hoạch nằm trên địa giới hành chính nằm trên địa giới hành chính 55 phường, xã và 13 quận, huyện của Hà Nội, gồm: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm. Phạm vi quy hoạch phía Bắc đến đê tả ngạn và phía Nam đến đê hữu ngạn sông Hồng, chiều dài khoảng 40 km. Trong tổng diện tích nghiên cứu khoảng 11.000 ha, sông Hồng chiếm 3.600 ha (33%), đất bãi sông trên 5.400 ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá... Dân số liên quan đến quy hoạch từ 280.000 đến 320.000 người.
|
Huỳnh Anh
Cử tri đề nghị Hà Nội làm rõ dự án Sông Hồng City tại quận Tây Hồ và quận Ba Đình, sau 25 năm từ ngày được cấp giấy phép đầu tư đến nay vẫn "bất động” có thực hiện nữa không để nhân dân ổn định cuộc sống.