Bộ trưởng Bộ Đổi mới,ìsaoTikTokbịchínhphủCanadabuộcgiảithểthứ hạng của câu lạc bộ sporting de gijón Khoa học và Công nghiệp Canada François-Philippe Champagne cho biết, quyết định giải thể hoạt động kinh doanh của TikTok tại Canada nhằm giải quyết những rủi ro liên quan đến việc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã thành lập một chi nhánh tại quốc gia này có tên TikTok Technology Canada.
Ông cho biết lệnh giải thể hoạt động kinh doanh của TikTok tại Canada phù hợp với Đạo luật Đầu tư Canada, cho phép rà soát các khoản đầu tư nước ngoài có thể gây hại cho an ninh quốc gia.
Bộ trưởng Champagne cho biết thêm, quyết định giải thể TikTok dựa trên thông tin và bằng chứng thu thập được trong quá trình rà soát hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời dựa trên lời khuyên từ cộng đồng an ninh và tình báo của Canada, cũng như các quốc gia đồng minh.
Tuy nhiên, chính phủ Canada chỉ giải thể hoạt động và đóng cửa văn phòng TikTok, không chặn người dân truy cập, sử dụng TikTok. Dù vậy, cơ quan chức năng vẫn khuyến cáo người dân nên cẩn trọng với dữ liệu cá nhân của mình khi dùng ứng dụng này.
"Chính phủ không ngăn chặn quyền truy cập của người dân Canada vào ứng dụng TikTok cũng như ngăn chặn sự sáng tạo nội dung của họ. Quyết định sử dụng một nền tảng mạng xã hội là lựa chọn cá nhân. Tuy nhiên, người dân cần dùng các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân là rất quan trọng", Bộ trưởng Champagne nói thêm.
Trước đó, Canada đã từng cấm nhân viên nhà nước cài đặt và sử dụng TikTok trên các thiết bị do chính phủ cấp.
Trước khi bị giải thể, TikTok có 2 văn phòng đặt tại Canada, một ở Toronto và một ở Vancouver.
Người phát ngôn của TikTok nói rằng, quyết định giải thể và đóng cửa văn phòng của công ty ở Canada sẽ dẫn đến việc hàng trăm người bị thất nghiệp.
"Chúng tôi sẽ chống lại lệnh này tại tòa án. Nền tảng TikTok vẫn sẽ có sẵn cho những người sáng tạo nội dung tìm kiếm khán giả, cho phép người dùng tìm kiếm những mối quan tâm mới và để các doanh nghiệp phát triển", TikTok phản ứng trên thông cáo phát ra.
TikTok rất phổ biến với giới trẻ tại Canada nói riêng và các quốc gia phương Tây nói chung. Tuy nhiên, mạng xã hội này gây ra nhiều quan ngại rằng có thể người dùng bị thu thập dữ liệu hoặc thúc đẩy các quan điểm, thông tin sai lệch.
TikTok thuộc sở hữu của ByteDance, công ty được thành lập tại Bắc Kinh vào năm 2012, sau đó chuyển trụ sở chính sang Singapore vào năm 2020.
TikTok đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng gay gắt từ châu Âu và Mỹ về các vấn đề an ninh và bảo mật dữ liệu. Điều này xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc và phương Tây đang có những cuộc cạnh tranh mạnh mẽ về công nghệ.
Động thái của Canada đến chỉ một ngày sau khi cuộc bầu cử ở Mỹ kết thúc với phần thắng nghiêng về ông Donald Trump.
Vào tháng 6, ông Trump bất ngờ tham gia TikTok để vận động tranh cử, dù trong nhiệm kỳ trước, ông Trump đã tìm mọi cách để cấm TikTok hoạt động tại Mỹ, với lý do các công ty Trung Quốc là mối đe dọa về an ninh quốc gia. Tuy nhiên, lệnh cấm này sau đó đã bị tòa án Mỹ ngăn chặn.
Cả Cục điều tra Liên bang (FBI) và Ủy ban Truyền thông Liên bang (FTC) đều cảnh báo ByteDance có thể thu thập và chia sẻ dữ liệu của người dùng TikTok như lịch sử duyệt web, vị trí, định danh sinh trắc học... Tuy nhiên, TikTok nhiều lần lên tiếng phủ nhận và cho biết họ chưa bao giờ thực hiện điều này và sẽ không làm cho dù được yêu cầu.
Đầu năm nay, trong chiến dịch tranh cử để trở lại Nhà Trắng, ông Trump cho biết vẫn tin rằng TikTok là một mối đe dọa an ninh quốc gia, nhưng ông sẽ không cấm mạng xã hội TikTok như trước đây.
Vào tháng 4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh buộc ByteDance phải bán ứng dụng cho một công ty tại Mỹ trong thời hạn một năm, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ.