Từ cơn sốt show "Anh trai": Đầu tư cho văn hóa vẫn dàn trải, thiếu đồng bộ_ttbd keo nha cai
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) nhận định,ừcơnsốtshowquotAnhtraiquotĐầutưchovănhóavẫndàntrảithiếuđồngbộttbd keo nha cai chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai đã tạo ra điểm sáng cho ngành nghệ thuật biểu diễn, khi nhìn lại hoạt động của ngành văn hóa trong năm 2024.
Bước ra từ chương trình, show Anh trai say hi vàAnh trai vượt ngàn chông gai thời gian gần đây cũng gây sốt, khiến mạng xã hội bùng nổ. Các concert (đêm nhạc trực tiếp) của các "Anh tài", "Anh trai" luôn thu hút lượng lớn 15.000-30.000 khán giả.
Từ hiện tượng 2 show "Anh trai", vấn đề đầu tư và tài trợ hiệu quả cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển một lần nữa lại được thảo luận, quan tâm. Đặc biệt khi Việt Nam đang bước vào thời kỳ "Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
Ngày 9/12, Hội thảo khoa học với chủ đề Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam đã được tổ chức, ghi nhận nhiều ý kiến nổi bật, chỉ ra những khó khăn, bất cập trong việc đầu tư, tài trợ cho công nghiệp văn hóa ở Việt Nam.
Các chuyên gia, đại biểu tham dự hội thảo cũng nêu những kinh nghiệm và bài học gợi mở trong việc đầu tư, tài trợ cho văn hóa.
Hội thảo do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ VH-TT&DL) phối hợp UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức.
Đầu tư, tài trợ cho văn hóa gặp khó và những bất cập
Ông Đỗ Quang Minh - Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ VH-TT&DL - cho rằng, tại Việt Nam, các chính sách văn hóa hiện nay chủ yếu tập trung vào các mục tiêu văn hóa, xã hội và chính trị, trong khi các mục tiêu kinh tế chưa được chú trọng đúng mức.
Điều này khiến việc thiết kế các công cụ đầu tư và tài trợ của Nhà nước chưa phù hợp và toàn diện.
Việc triển khai các dự án đầu tư và tài trợ cho văn hóa cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu khung pháp lý rõ ràng, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa còn thiếu đồng bộ, dẫn đến việc khai thác nguồn lực chưa hiệu quả.
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VHNTQGVN) - cũng cho rằng, tại Việt Nam, việc triển khai các dự án đầu tư và tài trợ cho văn hóa gặp nhiều khó khăn do thiếu khung pháp lý rõ ràng và sự hỗ trợ từ chính quyền.
Theo bà, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa còn thiếu đồng bộ, dẫn đến việc khai thác nguồn lực không hiệu quả.
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các ấn phẩm sách báo và cuộc hội thảo khoa học trong lĩnh vực này cũng khiến các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các nhà đầu tư tiềm năng khó khăn trong tìm kiếm thông tin chuyên sâu.
Điều này không chỉ hạn chế khả năng tiếp cận kiến thức mà còn làm giảm cơ hội kết nối và hợp tác giữa các bên liên quan. Hệ quả là, nhiều sáng kiến và dự án tiềm năng không được phát triển hoặc triển khai một cách hiệu quả.
Dưới góc nhìn của nghệ sĩ, doanh nghiệp văn hóa, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc Quốc Trung nhận định, Nhà nước đầu tư và hỗ trợ cho văn hóa không ít nhưng chưa thật sự hiệu quả.
"Việc đầu tư thường diễn ra một cách dàn trải, thiếu tập trung và đồng bộ. Đặc biệt, là thiếu mục tiêu cụ thể và đánh giá hiệu quả đầu tư một cách khách quan.
Nếu không đánh giá đúng, chúng ta sẽ không thể xây dựng chiến lược phù hợp và xác định chính xác những mục tiêu cũng như khu vực cần đầu tư.
Tất cả những yếu tố này dẫn đến tình trạng mặc dù Nhà nước đã và đang đầu tư, nhưng những người làm văn hóa, nghệ sĩ vẫn cảm thấy thiếu thốn, và không có cơ hội tiếp cận hay sử dụng những nguồn lực đầu tư đó", nhạc sĩ Quốc Trung nói.
NSƯT Cao Ngọc Ánh - Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ - cũng cho hay, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn hiện đang có rất nhiều bất cập. Cụ thể, lĩnh vực này chưa đồng bộ từ thể chế đến hạ tầng và nhân lực.
"Các thiết chế phục vụ cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn còn thiếu và yếu. Tại Thủ đô Hà Nội, các rạp hát đủ tiêu chuẩn quốc tế đếm trên đầu ngón tay, hiện nay, chỉ có thể kể đến Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Hồ Gươm là đạt tiêu chuẩn nhóm A trên thế giới; còn lại đều đã quá cũ không đáp ứng thỏa mãn cho các chương trình nghệ thuật chất lượng cao.
Các điểm diễn ngoài trời có sức chứa cho các show ca nhạc lớn cũng như vậy phải tận dụng sân vận động, nhà thi đấu", NSƯT Cao Ngọc Ánh nêu.
Đầu tư, tài trợ cho văn hóa: Tiền và còn nhiều hơn thế nữa
Tại hội thảo, các chuyên gia, nghệ sĩ đã đưa ra những chính sách đầu tư, tài trợ văn hóa của các quốc gia thành công về phát triển công nghiệp văn hóa từ Pháp, Hy Lạp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... và đưa ra những gợi mở chính sách cho Việt Nam.
Viện trưởng Viện VHNTQGVN Nguyễn Thị Thu Phương lấy mô hình quản trị văn hóa Pháp, các chính sách đầu tư cho văn hóa của Pháp là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương cho biết, Chính phủ Pháp cung cấp nguồn tài trợ lớn cho các dự án văn hóa, bảo tàng, nhà hát và các tổ chức nghệ thuật, với quan điểm coi văn hóa như hàng hóa công cần được nhà nước hỗ trợ.
Ngân sách nhà nước cấp/đầu tư, tài trợ công vẫn là nền tảng chính cho các tổ chức văn hóa tại Pháp, thể hiện cam kết của nhà nước trong việc hỗ trợ văn hóa như một lợi ích công.
"Nguồn đầu tư này đến từ các cấp chính quyền khác nhau, gồm có chính quyền trung ương và địa phương.
Đối với nhiều thiết chế văn hóa công lập, bên cạnh ngân sách nhà nước trung ương cấp hay đầu tư, hỗ trợ chiếm khoảng 30% như các trường, bảo tàng, nhà hát, 70% còn lại là của ngân sách địa phương chia theo nhiều cấp bậc (như vùng, tỉnh, thành phố)", bà Phương cho hay.
Theo Viện trưởng Viện VHNTQGVN, bên cạnh đầu tư trực tiếp, hỗ trợ gián tiếp của nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, thông qua chính sách thuế của Pháp đã góp phần mang lại nguồn tài chính đáng kể, thông qua giảm thuế VAT, ưu đãi thuế cho quyên góp, hiến tặng, tín dụng thuế cho các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và miễn thuế cho di sản văn hóa.
Những chính sách này nhằm đảm bảo sự bền vững và phát triển của nền văn hóa phong phú của Pháp, đồng thời khuyến khích đầu tư công và tư vào lĩnh vực nghệ thuật.
Đặc biệt, bên cạnh đầu tư, hỗ trợ từ nhà nước, Pháp thúc đẩy mô hình tài chính hỗn hợp. Các tổ chức văn hóa công tại Pháp có sự kết hợp linh hoạt giữa tài chính công, đầu tư, tài trợ tư nhân, nguồn thu tự tạo và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác.
Mô hình này giúp các tổ chức duy trì sự ổn định tài chính trong khi thực hiện sứ mệnh văn hóa và mở rộng tiếp cận đến khán giả đa dạng hơn.
Ông Jérémy Segay - Tùy viên nghe nhìn khu vực Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam - lấy dẫn chứng cụ thể từ cơ chế công của Pháp trong việc hỗ trợ cho điện ảnh. Cụ thể, các hãng truyền hình ở Pháp phải đầu tư ngược trở lại cho việc sản xuất các phim truyền hình.
Ở khía cạnh khác ngoài nguồn lực tài chính, nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng, chúng ta cần tập trung vào các vấn đề đầu tư xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng, năng lực của đội ngũ sáng tạo.
Theo nhạc sĩ Quốc Trung, khoảng cách và sự đồng cảm giữa cơ quan quản lý và nghệ sĩ sáng tạo hiện nay là khá lớn, nó tạo nên một rào cản kìm hãm sự phát triển.
"Bên cạnh đó, Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài về các chiến lược xây dựng công nghiệp sáng tạo. Bằng những chính sách phát triển và quản lý tiên tiến, bền vững, chúng ta xây dựng một nền công nghiệp sáng tạo.
Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức cả cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước để có thể đồng cảm hơn, hợp tác hiệu quả, cùng tạo ra được môi trường thúc đẩy sáng tạo", nhạc sĩ Quốc Trung nói thêm.
Lấy dẫn chứng từ hoạt động đầu tư cho văn hóa ở các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, TS. Hà Huy Ngọc (Viện Kinh tế Việt Nam) cho rằng, chúng ta cần tăng cường công tác nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và khoa học tiên tiến thế giới để hoàn thiện, làm phong phú hơn kho tàng văn hóa, tri thức của Việt Nam.
Đồng thời, chúng ta cũng cần đưa tinh hoa văn hóa của Việt Nam ra thế giới, góp phần bổ sung tinh hoa văn hóa nhân loại; đấu tranh chống lại những sản phẩm văn hóa không lành mạnh từ bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam.
相关文章
Hạn chế nhập siêu các tác phẩm Văn học
- Nhằm giao lưu, học hỏi, giới thiệu và hạn chế tình trạng nhập siêu văn hóa nói chung, nhập siêu cá2025-01-25U21 Hà Nội đăng quang giải quốc gia 2022
Với lực lượng mạnh gồm nhiều cầu thủ thuộc U21 và U23 quốc gia, U21 Hà Nội được đ&aacu2025-01-25Chiến thắng ngọt ngào tiếp theo của tuyển Việt Nam tại AFF Cup
Tuyển Việt Nam gặp thử thách thực sự tại bảng B khi tiếp đón đối thủ mạnh Malaysia. Đo2025-01-25Bí ẩn email vạch tội tờ News of the World
Đội ngũ lãnh đạo của News International đang đốimặt với yêu cầu phải ra trước Quốc hội để trả lời cá2025-01-25Các nước trên thế giới làm gì trong ngày Cá tháng Tư?
Mặc dù không ai biết chính xác nguồn gốc của ngày này, nhưng có vẻ mọi người đều vui vẻ chấp nhận nh2025-01-25Bí mật thân phận thật của nàng Mona Lisa
Trước khi những bí mật về nàng Mona Lisa được hé mở, đã có nhiều giả thiết về thân phận thật của nàn2025-01-25
最新评论