- Nữ ca sĩ đất mỏ hạnh phúc đón mùa Tết đúng ‘chuẩn’ cổ truyền miền Bắc giữa lòng Sài Gòn cùng gia đình. Cô cho rằng nên để mọi thứ tự nhiên vì ai dù muốn hay không muốn bỏ Tết thì Tết vẫn cứ ở đây. Tết đã là cái hồn của người Việt Nam - Kế hoạch đón Tết cổ truyền năm nay của chị là gì?ồQuỳnhHươngtiếtlộchuyệnítbiếtsaugameshowtruyềnhìket qua bong da han quoc Tôi đã nghỉ nhận show từ rất sớm để cùng bố mẹ đi sắm Tết. Năm nay, bố mẹ và người thân của tôi đã vào Sài Gòn hết rồi nên Tết năm nay sẽ rất cổ truyền. Một cái Tết như ở miền Bắc ngay tại nhà tôi giữa lòng Sài Gòn. Sẽ nấu bánh chưng, lì xì cho các cháu… Tôi muốn dành trọn thời gian cho gia đình, bố mẹ. - Đã tận hưởng 36 mùa Tết qua trong đời, chị đã 'ngán' Tết chưa? Mỗi người Việt Nam thì vẫn cứ mong Tết như một thói quen rồi. Người đi xa được trở về quê hương. Như tôi thì ngày Tết quây quần bên gia đình, người thân. Gặp các cháu lì xì cho chúng nó. Bọn trẻ vui thì mình cũng vui. Làm sao tôi chán Tết được? - Cảm nhận sâu sắc trong chị về Tết nay khác Tết xưa như thế nào? Ngày tôi còn nhỏ khó khăn lắm. Người ta mong chờ Tết để được ăn ngon, mặc quần áo đẹp. Trẻ con mong Tết để nhận lì xì… rất nhiều thứ. Nên ở cảm xúc của một đứa trẻ sẽ háo hức vô cùng. Bây giờ khi mình đã lớn và thời đại cũng đã khác. Người ta hầu như ăn ngon mặc đẹp hết rồi nên hiếm ai còn chờ đợi Tết. Những điều ‘nhỏ nhỏ đáng yêu’ như thế không còn nữa. Chỉ còn một điều dành cho những người đi xa có dịp trở về với gia đình thôi. Nhưng dù sao đi nữa, Tết cổ truyền cũng đã là cái hồn của con người Việt Nam rồi. - Hình như năm nào cứ vào dịp cận Tết, tôi cũng thấy người ta ca bài bỏ Tết, gộp Tết. Chị ủng hộ quan điểm bỏ hay giữ Tết cổ truyền, thưa chị? Tôi nghĩ tuỳ thôi. Mỗi hoàn cảnh mỗi gia đình lại khác nhau. Có gia đình không có nhu cầu thưởng thức Tết cổ truyền. Có người vào ngày Tết vẫn đi làm và họ phục vụ cho những người chơi Tết. Tôi nghĩ nên để mọi thứ tự nhiên. Tết thì vẫn ở đấy. Ai cần Tết thì tổ chức đón Tết còn không thì vẫn đi làm bình thường. Để thay đổi một phong tục có từ xa xưa thì khó lắm. Thời của tôi gần như giao thời giữa xưa và nay, nếu thay đổi gì vẫn có thể hoà nhập được. Còn như thế hệ bố mẹ tôi thì Tết rất quan trọng. Dù mỗi mùa Tết qua lại thêm một tuổi nhưng hầu như các cụ đều mong Tết để gặp con cháu. Nếu họ vẫn mong Tết thì gộp hay không gộp cũng không quan trọng nữa. Chẳng ‘ông trùm’ nào chen vào nổi - Trước khi The Voice công bố chính thức dàn HLV, tôi nghe nhiều tin đồn nói chị sẽ ngồi vào một trong bốn chiếc ghế nóng ấy. Phải chăng chị có được mời nhưng đã từ chối? Lúc đầu tôi có được mời ngồi ghế nóng The voice thật nhưng sau đó tôi thấy có nhiều việc mình muốn làm cho nghệ thuật, cho các fan trong năm tới. Fan của tôi cứ râm ran bảo tôi làm liveshow, ra đĩa… mà nếu tôi chọn ngồi chấm thi gameshow truyền hình thực tế thì phải dành hết thời gian cho học trò. Theo sắp xếp của ekip thì tôi không đủ thời gian nên đành từ chối. - Theo tôi ước tính đã có hơn 40 gameshow truyền hình. Cuộc thi nhiều, đồng nghĩa với nhu cầu giám khảo sẽ cao. Có phải vì thế mà 'ai rồi cũng sẽ được ngồi ghế nóng' không, thưa chị? Tôi không rõ nhưng phải tuỳ thuộc vào nhu cầu của nhà tổ chức và màu sắc của chương trình. Tức là họ muốn định hướng chương trình theo hướng nào thì sẽ tìm giám khảo phù hợp với chương trình đó. - Chị nói thế nhưng đâu phải ai cũng có thể làm giám khảo? Giả dụ như chị học bao lâu để được chấm người khác. Nếu phải ngồi chung với những người trẻ ít tuổi đời lẫn tuổi nghề, chị có cảm thấy các giá trị bị đảo lộn? Chuyện này rất khó nói bạn ạ. Bản thân tôi đúng là học rất nhiều nhưng biết đâu so với xã hội hiện nay tôi đã cũ thì sao? Tôi nói rất thật tâm và chân thành: chưa chắc khán giả trẻ bây giờ đã thích kiểu của tôi. Việc hát như vậy có khó không, phải học bao lâu mới hát được như thế… có khi với họ không cần thiết hoặc cần quan tâm. Cho nên nhu cầu của khán giả trẻ là gì tôi không rõ nhưng các nhà tổ chức, người làm gameshow lại nắm rất kỹ và sắp xếp mọi thứ hợp lý. Bản thân tôi không biết đánh giá như thế nào cho đúng vì tôi chỉ là ca sĩ. Đến giờ phút này, tôi may mắn vẫn được khán giả trẻ yêu thích nhưng đôi khi tôi thấy mình hợp với khán giả lớn tuổi hơn. Nếu bạn hỏi tôi phải nói thế nào là đúng, thế nào là sai thì tôi không trả lời được. Điều đó tuỳ thuộc vào việc tổ chức, xu hướng của khán giả xem truyền hình và rất nhiều yếu tố. Suy cho cùng, các nhà tổ chức cũng cần sự thay đổi để tạo màu sắc mới mẻ nữa. - Có ý kiến cho rằng giám khảo không có quyền quyết định chọn hay loại thí sinh vì thực quyền thuộc về nhà sản xuất. Từng làm giám khảo hoặc cố vấn chuyên môn cho không ít show, chị có thể xác nhận sự thật? Sự thật không hoàn toàn như bạn vừa nói. Ban đầu luôn có những người đi tuyển sinh cho vòng sơ khảo. Họ chọn thí sinh bằng cảm nhận, chuyên môn của mình. Đương nhiên họ sẽ có trao đổi với chúng tôi. Lúc này chúng tôi vẫn phải bám sát những vấn đề mà họ đưa ra. Thông thường, thí sinh được chọn khá chính xác nhưng đến khi chúng tôi nghe trực tiếp sẽ có những thay đổi nhất định. Chẳng hạn như thí sinh hát không tốt, không đảm bảo phong độ. Hoặc có thí sinh ngay từ đầu chúng tôi đánh giá thực lực rất khá nhưng càng vào sâu lại có những gương mặt khác bật lên. Bạn nên nhớ có thí sinh thực lực rất chắc, phong độ tốt từ đầu đến cuối mà ai cũng phải thừa nhận. Thế mà vẫn xảy tranh cãi, đâu có dễ gì! Mỗi nghệ sĩ ngồi ghế nóng đều có cái tôi rất lớn và ai cũng bảo vệ thí sinh của mình. Chính vì thế luôn có sự tranh cãi quyết liệt giữa những người ngồi trên chiếc ghế nóng đó. Làm sao dễ dàng vì một ai đó mà chúng tôi phải theo lời họ? Đương nhiên cần có sự hài hoà giữa nhà tổ chức và các giám khảo. Chúng tôi phải luôn tranh luận, thuyết phục lẫn nhau. Bởi vì chương trình truyền hình thực tế mà. Chuyên môn là một chuyện nhưng còn yếu tố giải trí như câu chuyện, cuộc sống… của thí sinh nên cần phải họp bàn rõ ràng. - Nếu nhà sản xuất yêu cầu chị tung hô, chê bai, chọn/loại... thí sinh trái với ý muốn, nguyên tắc của mình. Liệu chị có thỏa hiệp? Trong cả quá trình thi, thường thì quán quân, á quân… hay những thí sinh vào đến vòng cuối cùng cần được chọn lựa kỹ nhất. Các huấn luyện viên cùng ban tổ chức là những người sẽ có cái nhìn tổng thể, đặc biệt là giám đốc sản xuất âm nhạc. Vì quan trọng màu sắc chương trình phải làm sao cho không bị nhàm chán. Kết thúc vòng thi, một bạn được 6 điểm còn bạn kia 5 điểm nhưng bạn 6 điểm lại xui xẻo trùng màu với bạn 8 điểm. Thế thì dù bạn 6 điểm cao hơn nhưng vẫn phải để bạn 5 điểm vào. Nếu không làm như vậy, chương trình sẽ không còn màu sắc để khán giả xem nữa. Đương nhiên, điều tôi vừa nói cũng chỉ tương đối chứ không thể áp dụng giữa hai cá nhân quá chênh lệch. Nếu bạn quá giỏi sẽ luôn được vào vòng trong. Chúng tôi chỉ cân nhắc khi hai thí sinh có thực lực xêm nhau và biết chắc nếu để người kia vào thì họ cũng không đi xa hơn được. Gameshow mà chỉ có một màu thì người xem sẽ rất chán. Ấy là cách tư duy của người làm chương trình. Tất nhiên họ muốn chọn hay loại đều phải thuyết phục chúng tôi vì sao có quyết định đó. Nếu chúng tôi thấy thực sự hợp lý sẽ đồng ý. Nhưng giả sử khi nghe trực tiếp, một thí sinh toả sáng trên sân khấu thì dù thế nào chúng tôi cũng không để bạn ấy bị loại. Chúng tôi chọn sai thì còn gì là bộ mặt của mình nữa? Tôi không biết với người khác thế nào nhưng nếu là mình, chắc chắn tôi sẽ tranh đấu đến cùng. Khi chê, tôi phải nói vì sao chê. Khi loại, tôi phải nói vì sao loại cho hợp lý. Tôi có chính kiến và phải bảo vệ nó chứ không bao giờ để người ta thấy mình mập mờ trong việc loại/chọn thí sinh. Như bạn thấy trong chương trình vừa rồi tôi ngồi ghế nóng có những cuộc tranh luận trực tiếp vô cùng căng thẳng và rất thật. Ban tổ chức không thể nào nhúng tay vào nổi! Bốn huấn luyện viên đều có cái tôi và chuyên môn riêng nên cảm nhận nghệ thuật phong phú muôn vàn. Đâu ai chịu nhường ai nên ban tổ chức cũng phải bó tay. Còn những vấn đề khác tôi không biết vì không nằm trong việc thoả hiệp với tôi. - Tiêu chí nhận lời mời giám khảo của chị là gì? Thực ra thì các gameshow hiện tại chúng ta cũng đều biết hết mà. Thể loại truyền hình thực tế còn mang rất nhiều yếu tố chứ không phải chỉ có thi hát. Nếu nhận làm giám khảo, tôi muốn tham gia chương trình có tầm vóc, uy tín. Cách tổ chức phải chuyên nghiệp. Ban tổ chức phải tôn trọng giám khảo vì tôi mang đến nhiệt huyết của mình mà. Đặc biệt là show đó phải thiên về chuyên môn một chút. Để thông qua những gì tôi nói, các bạn trẻ có thể học thêm chuyên môn. Tôi thấy show lớn thường thu hút thí sinh có khả năng hơn. Nhờ đó việc chọn ra tài năng cũng dễ dàng hơn. - Đánh giá toàn diện của chị về bộ mặt gameshow truyền hình thực tế hiện nay? Nói chung cái gì cũng sẽ có hai mặt được và không được. Bạn để ý nhé, gấp rút sẽ được ngay nhưng sớm phù du. Thí sinh đi thi gameshow truyền hình thực tế sẽ nhanh chóng được nhiều người biết đến nhưng thi xong thường là biến mất luôn. Khán giả bây giờ dễ quên lắm vì thí sinh nhiều quá. Trong khi đó các nhà tổ chức vẫn gấp rút sản xuất gameshow để đua rating, cạnh tranh lẫn nhau. Gia BảoNgoài vườn đã sẵn hoa thơm, mai vàng… Trong nhà đã bày biện hoa quả sẵn sàng cho ngày Tết. Hồ Quỳnh Hương khẳng định chẳng ‘ông trùm’ nào có thể nhúng tay vào khi HLV tranh luận căng thẳng như thế này. Hồ Quỳnh Hương kiên quyết đấu tranh đến cùng nếu yêu cầu của nhà sản xuất không hợp lý.