Một trong những điểm mới đáng chú ý tại Điều lệ trường THCS,ụhuynhtranhcãitrướcquyđịnhchohọcsinhdùngđiệnthoạitronggiờgladbach đấu với bochum THPT, trường phổ thông nhiều cấp học mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành là học trò được sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học tập, với điều kiện phải được sự cho phép của giáo viên.
Điều chỉnh này nhằm hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm kiếm những nguồn học liệu ngay trong giờ học. Tuy nhiên, thay đổi này cũng đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Việc sử dụng điện thoại di động nhằm hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm kiếm những nguồn học liệu ngay trong giờ học
Ranh giới giữa game và tra cứu thông tin chỉ cách nhau một cú ấn nút?
“Học sinh bây giờ rất phức tạp. Có điện thoại là sử dụng mọi lúc để ‘chát chít’, quay chụp, xem ‘phim đen’. Một lớp có đông học sinh, thầy cô sẽ rất khó để kiểm soát”, anh Nguyễn Quang Cảnh, một phụ huynh tại Hà Nội bày tỏ lo lắng trước quy định học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học.
Đồng quan điểm, phụ huynh Nguyễn Thảo Nguyên cho rằng, việc sử dụng điện thoại trong lớp vừa gây mất tập trung, vừa làm ảnh hưởng đến các học sinh khác.
“Tôi cũng đang lo nếu học theo kiểu đó, con sẽ đi mượn bộ nhớ của Google thay cho việc rèn luyện bộ não. Đó còn chưa kể đến nhiều hệ lụy khác như học sinh đua đòi để theo kịp các bạn. Rồi đây, những học sinh nhà nghèo, bố mẹ không đủ điều kiện mua sắm điện thoại cho như các bạn sẽ ra sao?”.
Là một nhà giáo, thầy Trần Văn Thịnh cho rằng, nhiệm vụ chính của học sinh khi đến lớp là nghe giảng. Việc sử dụng điện thoại trong giờ học có nhiều khả năng sẽ làm học sinh chểnh mảng trong học tập, đồng thời gây ảnh hưởng cho các bạn xung quanh và thầy cô.
“Theo tôi, không nên cho người học sử dụng điện thoại trong lớp. Đừng làm khó thêm cho thầy cô. Thầy cô không làm ‘thẩm phán’ trong việc phán xét học sinh có sử dụng điện thoại vào mục đích học tập hay không. Họ đã có quá nhiều nhiệm vụ và áp lực rồi”, thầy Thịnh nói.
Nhiều phụ huynh cũng đồng tình, bài giảng của giáo viên mới là điều quan trọng. Nếu chỉ học trên điện thoại, học sinh có thể học online tại nhà mà không cần đến trường, cũng không cần thầy cô hay giáo trình.
Không ít phụ huynh lại lo lắng, ranh giới giữa game và tra thông tin học tập chỉ cách nhau một cú ấn nút.
“Cấp THCS là độ tuổi các con tò mò tìm hiểu về cuộc sống, nhu cầu sinh lý. Có bao nhiêu phần trăm học sinh sử dụng các thiết bị công nghệ cho việc học sau giờ học bắt buộc? Và trong giờ học bắt buộc, có bao nhiêu phần trăm các con học thực sự?
Không thể phủ nhận thiết bị công nghệ thông minh rất hữu ích, nhưng nó chỉ phù hợp với từng lứa tuổi. Trên mạng xã hội còn đầy rẫy những tệ nạn chưa thể kiểm soát. Ranh giới giữa game và tra thông tin học tập chỉ cách nhau một cú ấn nút.
Nên chăng, nhà trường chỉ cho phép học sinh sử dụng máy tính để tra cứu. Nếu sử dụng máy tính cũng cần phải có phòng riêng và học sinh chỉ được vào mạng dưới sự quản lý của nhà trường", độc giả Minh Khôi bày tỏ.
"Cần phải thích nghi"
Cho rằng “đây là nhu cầu tất yếu của giáo dục”, theo anh Nguyễn Trường Vũ (Hà Nội), trong thời đại công nghệ số, việc tách rời công nghệ và giáo dục là điều không thể. Vấn đề là nhà trường, giáo viên, phụ huynh cần hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng cần thiết để làm chủ công nghệ một cách hiệu quả.
“Mọi thứ sẽ phải thay đổi và chúng ta cũng cần phải thích nghi. Thay vì lo lắng, phụ huynh có thể hướng dẫn con tận dụng công nghệ vào việc học tập”, anh Vũ nói, đồng thời cũng cho rằng, cần đầu tư Wifi trong trường học, hay máy tính, máy tính bảng có cài đặt ứng dụng được phép sử dụng.
Đồng tình với quan điểm này, chị Lê Hải Anh (TP.HCM) cũng cho rằng, việc cho học sinh sử dụng thiết bị điện tử để tra cứu trong giờ học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên là điều cần thiết.
“Cá nhân mình ủng hộ cách làm này. Muốn phát triển thì phải tiếp cận, thích nghi và sử dụng một cách phù hợp theo sự phát triển của xã hội. Khi sử dụng điện thoại hay máy tính, học sinh có thể tra cứu những thông tin mà thầy cô không truyền tải được hết trong giờ học. Đây cũng là cách các con mở rộng kiến thức mà trong sách vở không có”.
Chị Hải Anh cũng đưa ra kiến nghị, để tránh trường hợp học sinh truy cập mạng tìm kiếm những thông tin ngoài việc học tập, các nhà trường có thể quy định, chỉ cho học sinh sử dụng điện thoại khi hoạt động nhóm và mỗi nhóm chỉ sử dụng tối đa 2 điện thoại.
Chia sẻ trên VietNamNet, độc giả N.Thiện cho rằng, cũng giống như trước đây, khi học sinh mới được sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán, dư luận cũng dấy lên rất nhiều ý phản đối vì cho rằng điều này sẽ làm mất đi khả năng tính toán của học sinh. Nhưng thực tế, hiện tại tất cả học sinh đi học đều phải có máy tính trước mặt và sử dụng khi giáo viên giao việc.
Cũng giống như vậy, với việc sử dụng điện thoại, giáo viên có thể sử dụng hai câu lệnh: “Hãy mở điện thoại tìm…”và kết thúc bằng câu: “Hãy đóng máy lại…”.Mọi thứ đều phải thực hiện nghiêm túc, học sinh làm theo câu lệnh mà không cần giáo viên phải nhắc nhở nhiều.
“Tóm lại, nếu số học sinh trong một lớp vừa đủ và giáo viên dạy hay, hấp dẫn, kiến thức hữu ích thì học sinh cũng tự giác không sử dụng điện thoại. Không nên giữ quan điểm không quản được thì cấm, điều đó sẽ làm mất đi sự sáng tạo của học sinh trong học tập, thậm chí sẽ sinh ra việc sử dụng vụng trộm vào mục đích xấu”, độc giả này viết.
Thúy Nga
Bộ GD-ĐT cho phép học sinh dùng điện thoại di động trong giờ học
Bộ GD-ĐT cho rằng, thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tuy nhiên, học sinh chỉ được sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học tập và được sự đồng ý của giáo viên.