Trên sàn HoSE,ứngkhoántuầnnàyThanhkhoảnyếungángđườbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia úc tổng khối lượng giao dịch tuần qua đạt gần 2,7 tỷ cổ phiếu, cao hơn 38% so với tuần trước do có đủ năm phiên giao dịch. Tuy nhiên, nếu xét khối lượng trung bình mỗi phiên, chỉ tiêu này lại thấp hơn 17% so với ba ngày sau lễ.
Riêng hai phiên cuối tuần này, khối lượng giao dịch rơi xuống mức thấp kỷ lục. Nếu quy đổi ra giá trị, thanh khoản phiên 12/9 chỉ tiệm cận 10.500 tỷ đồng, xuống mức thấp nhất từ đầu tháng 9. Mức thanh khoản trung bình cả tuần vừa qua cũng chỉ bằng một nửa so với thời điểm sôi động, thường ghi nhận trên 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.
Tính chung tháng 9, tổng khối lượng giao dịch trung bình đạt gần 579,8 triệu cổ phiếu, mức thấp nhất cả năm nay. Thị trường kém sôi động hẳn từ tháng 7 đến nay khi khối lượng giao dịch trung bình mỗi tháng chỉ quanh 700 triệu đơn vị, thấp hơn 20-30% so với những tháng đầu năm dù VN-Index đang ở cùng một vùng điểm số.
Bình luận với VnExpress, ông Đinh Minh Trí - Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) - cho rằng thanh khoản trên thị trường đã giảm sút đáng kể gần đây. Quy mô khớp lệnh trên ba sàn niêm yết (HoSE, HNX và UPCoM) đã liên tục ghi nhận nhiều phiên mà tổng giá trị giao dịch chỉ dao động quanh mức 10.000-14.000 tỷ đồng.
"Thanh khoản chạm mức thấp nhất trong hơn một năm, một tín hiệu đáng lo ngại cho cả nhà đầu tư và các nhà quản lý thị trường", chuyên gia này nhấn mạnh.
Theo ông, con số trên phản ánh một giai đoạn khó khăn về thanh khoản đang diễn ra trên thị trường. Sự giảm sút này không chỉ là biểu hiện của việc dòng tiền đang rút khỏi chứng khoán, mà còn cho thấy sự thiếu vắng các động lực mới để thúc đẩy hoạt động giao dịch mạnh mẽ hơn.
Chuyên gia MASVN giải thích rằng tâm lý của nhà đầu tư đang rất thận trọng, đặc biệt sau khi cơn bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại. Sự kiện này đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư, khiến họ phải đối mặt với áp lực tài chính và buộc phải bán bớt cổ phiếu để xử lý các vấn đề cá nhân, gia đình và cả công việc kinh doanh do bão gây ra. Điều này càng làm cho tâm lý thị trường trở nên dao động và thiếu ổn định.
Mặc dù thông tin vĩ mô của Việt Nam vẫn theo chiều hướng tích cực với kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ đạt mức khả quan, nhiều nhà đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng. Họ chờ đợi các tín hiệu rõ ràng hơn trước khi đưa ra quyết định đầu tư mới, đặc biệt trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sớm điều chỉnh lãi suất.
Sự thận trọng này không chỉ phản ánh những lo ngại về chính sách tiền tệ của Fed mà còn liên quan đến những rủi ro khó lường từ tình hình kinh tế toàn cầu, như lạm phát tăng cao và các vấn đề địa chính trị. "Tất cả yếu tố này đã tạo ra một tâm lý lưỡng lự trên thị trường, khiến nhà đầu tư không đồng nhất với các thông tin vĩ mô tích cực và tạm thời giữ lại dòng tiền, chờ đợi các dấu hiệu chắc chắn hơn", ông Trí nói thêm.