当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

Đảm bảo 'nguồn sống' sạch cho bà con dân tộc thiểu số Lai Châu_nhận định live

Tỉnh Lai Châu có khoảng 60% số địa phương có độ cao hơn 1.000m,ĐảmbảonguồnsốngsạchchobàcondântộcthiểusốLaiChânhận định live dân số hơn 470.000 người; trong đó chỉ có hơn 55.000 là cư dân đô thị, còn lại là dân số sống ở nông thôn và số đông là khu vực miền núi với 20 dân tộc anh em sinh sống phân bố không tập trung. Địa hình là núi đồi dốc, bị chia cắt, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, lại có nhiều cao nguyên, sông suối nên rất khó cho việc phát triển giao thông. Ðó là những trở ngại lớn khi đưa vào thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường.

Khó khăn trăm bề

Xã Mù Sang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu nhiều năm qua, do nguồn nước khan hiếm, các dự án cung cấp nước cho nhân dân chưa được đầu tư; cuộc sống sinh hoạt của bà con nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, mỗi năm có 8/10 bản thiếu nước trong khoảng 7 tháng. 

Vào mùa khô người dân rất thiếu nước, còn mùa mưa nước lại rất đục, họ phải đi xa, đôi khi đến hàng chục cây số để lấy nước. Bể khô tận đáy, những chiếc téc chỉ còn lại một chút nước cặn của mấy đợt mưa trước là hình ảnh thường thấy ở các bản biên giới tỉnh Lai Châu mỗi mùa khô hàng năm.

Thầy Vàng Văn Hưng, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mù Sang, cho biết trước đây, hàng ngày các thầy cô giáo trong trường phải dậy từ 4-5 giờ và đi hơn 4km để lấy nước về phục vụ sinh hoạt cho học sinh ở bán trú.

Ở Trường Mầm non Mù Sang, mỗi phụ huynh mỗi tuần từng phải đóng góp 2 can nước, mỗi can 20 lít vào thứ hai và thứ tư hàng tuần để thầy cô giáo và các con có nước đảm bảo sinh hoạt tối thiểu. 

dân tộc thiểu số.jpg
Nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh và an toàn, góp phần quan trọng đem lại cuộc sống tươi đẹp cho người dân vùng cao Lai Châu. 

Những niềm vui lấp lánh

Việc đưa nước sạch về các bản, làng không chỉ là nhu cầu cấp thiết của bà con, là điều kiện cơ bản để thúc đẩy phát triển kinh tế, là mục tiêu quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 của Đảng và Nhà nước. 

Nhiều năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nhà khoa học thuộc Viện Thủy lợi Lai Châu đã phối hợp với UBND các huyện,  tiến hành khảo sát, kiểm tra và đưa ra các phương án đảm bảo nước sinh hoạt cho đồng bào. Nhờ nguồn vốn cũng như quyết tâm của các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn nước sạch đã về tận bản, đến từng nhà, bà con không phải mất nhiều thời gian đi cõng nước về dùng như trước đây.

Các dự án nước sạch được triển khai ráo riết bao gồm xây dựng hệ thống bể chứa nước, hệ thống đường ống nhựa dẫn nước đến từng bản, đường điện và máy bơm nước lên bể chứa. Các hộ dân được Nhà nước hỗ trợ mái tôn, bình chứa nước và các phụ kiện cần thiết đi kèm.

Đời sống của bà con nhân dân trên địa bàn xã đã thay đổi rõ rệt từ khi có hệ thống cung cấp nước sinh hoạt. Một số hộ gia đình có điều kiện cũng đã xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh và mua sắm các trang thiết bị phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như máy giặt, máy lọc nước…

Chia sẻ niềm vui được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh sau nhiều năm chờ đợi, Thầy giáo Vàng Văn Hưng - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mù Sang - cho biết: “Bây giờ nước đã được đưa về đến tận trường nên các thầy, cô giáo vơi bớt được nỗi lo về nước sinh hoạt, yên tâm tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy”.

Để quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và sự bền vững lâu dài của công trình nước sinh hoạt. Các xã đã xây dựng quy chế hoạt động, đôn đốc các tổ quản lý, vận hành. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến kĩ thuật tu sửa, bảo vệ các công trình nước sạch đã được Nhà nước đầu tư.

Ủy ban Dân tộc lắng nghe chia sẻ của các thầy cô vùng dân tộc thiểu số, miền núiCác thầy, cô giáo đã đề xuất với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc về giải quyết một số vấn đề khó khăn của ngành Giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

分享到: