当前位置:首页 > Cúp C1

Cảnh báo nguy cơ phụ nữ bị quấy rối tình dục: Lỗi không ở váy ngắn!_corinthians sp

Tấn công,ảnhbáonguycơphụnữbịquấyrốitìnhdụcLỗikhôngởváyngắcorinthians sp lạm dụng tình dục nhiều năm trở lại đây đã trở thành vấn đề nhức nhối ở mọi quốc gia. Nhật Bản cũng không ngoại lệ.

{keywords}
Quấy rối tình dục trở thành vấn nạn nhức nhối sau vụ sao Hollywood tố cáo ông trùm Harvey Weinstein

Tại Nhật, nạn nhân chủ yếu của vấn nạn này là nữ sinh, khi mà ngày càng có nhiều kẻ biến thái giở trò ngay tại nơi công cộng như trên đường phố, tàu điện ngầm…

Cũng tại đất nước mặt trời mọc, người ta thường dùng những tấm poster để khuyến khích các nạn nhân lên tiếng về tấn công tình dục, đồng thời như một cách “dằn mặt” những kẻ có ý đồ xấu.

Tuy nhiên mới đây, tấm poster của một trường học đã nhận vô số lời chỉ trích khi được cho là cố tình đổ lỗi cho các nữ sinh, vốn là nạn nhân của vấn nạn, thay vì những kẻ quấy rối.

Tấm poster vẽ một nửa phần thân dưới của cô nữ sinh trong  chiếc váy ngắn, vốn là kiểu váy đồng phục thường thấy trong các trường học ở Nhật, kèm theo lời cảnh báo: “Chiếc váy ngắn mà bạn nghĩ là dễ thương sẽ dẫn đến tấn công tình dục. Hãy coi chừng chikan! (Chikan là từ dùng chỉ những kẻ biến thái)”.

 
Lập tức, nhiều người tỏ ra phẫn nộ, cho rằng thật lố bịch khi một tấm poster mang thông điệp về chống quấy rối, tấn công tình dục nhưng lại nhằm vào các nạn nhân đáng thương thay vì những kẻ ác thật sự.

Tấm poster này khiến người viết bài nhớ đến một quảng cáo ấn tượng của Terre des Femmes, một tổ chức nhân quyền của Thụy Sĩ hồi năm 2015.

{keywords}
Tấm poster tuyên truyền ở Nhật gặp nhiều chỉ trích

Cũng xoay quanh vấn đề nữ quyền nhưng quảng cáo của Terre des Femmes nhắc nhở mọi người chớ vội đánh giá một người phụ nữ thông qua cách cô ấy ăn mặc, như là độ trễ của cổ áo, độ ngắn của chân váy hay độ cao của những đôi giày. Còn quảng cáo của Nhật Bản, trái ngược, lại ngầm quy chụp trách nhiệm lên những người phụ nữ vốn đã quá chật vật trên con đường tìm sự bình đẳng cho mình.

Xét cho cùng thì một chiếc váy ngắn trên đầu gối hay một chiếc áo có phần cổ cách xương đòn cả gang tay đi nữa đều không thể là nguyên nhân của những vụ quấy rối, tấn công hay lạm dụng tình dục. Những kẻ biến thái hay những con “yêu râu xanh” làm điều chúng muốn chỉ vì sở thích bệnh hoạn, thói quen coi rẻ phụ nữ cũng như những khiếm khuyết về mặt tâm lý. Thay vì chỉ trích phụ nữ thì tìm cách ngăn chặn, tố cáo và trừng phạt đích đáng những tên yêu râu xanh thật sự mới là cách giải quyết triệt để.

Nhắc đến câu chuyện váy ngắn, váy dài lại thấy thương những cô nàng mỗi lần ra phố là mỗi lần phải mặc như nữ tu vì ai đó không thích các cô hở. Nào ba mẹ, nào chồng, nào bạn trai…, tới cả bà hàng xóm không thân cho lắm có khi cũng được quyền phán xét khi thấy cô gái nhà bên hôm nay mặc chiếc váy cộc hơn hôm qua một tẹo, mang đôi giày cao hơn tuần trước một vài cm hay dám tô màu son chói lọi hơn con gái bà ta dù cùng độ tuổi… Quá nhiều loại cùm gông đè nặng lên phụ nữ, để rồi khi cần một lý do thích đáng, họ liền bảo “Mặc như thế thằng nào làm gì thì đừng có trách!”.

Những kẻ biến thái hay “yêu râu xanh” đáng sợ 10 phần thì miệng lưỡi thiên hạ, mà có khi chẳng cần thiên hạ, chính những người quen thân, cũng đáng sợ tới 8,9 phần. Có những miệng lưỡi phán xét cực đoan ấy thì mới có sự ra đời của những tấm poster chẳng khác nào cú tát vào mặt nhân quyền nói chung và nữ quyền nói riêng như tấm poster ở Nhật Bản trên kia.

Chừng nào còn những số đông tiêu cực và thiểu năng về mặt tư tưởng như vậy, chừng đó e rằng phụ nữ còn cần mạnh mẽ và dũng cảm hơn nữa để tự bảo vệ bản thân khỏi những chikan đang rình rập!

(Theo Dân Việt)

分享到: