- Khi nền giáo dục bị đánh giá là “lỗi hệ thống” thì nếu tôi là Bộ trưởng,àbộtrưởngtôicầnnămđểthayđổaugsburg đấu với hoffenheim tôi cần 5 năm để “làm mới” nó. Độc giả Nguyễn Quốc Vỹ (104A Trần Phú - Quy Nhơn) góp kiến.
Các tin liên quan |
Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Giáo dục? |
Quan trong hơn hết là trong 5 năm này, tôi muốn thay đổi, muốn thấy sự thay đổi tích cực từ các em hoc sinh ở bậc tiểu học, từ những thầy cô, từ những trường tiểu học trong việc nâng đỡ, dìu dắt để học sinh từ một tờ giấy trắng có thể dần hình thành nhân cách, học thật, làm thật.
Nhưng để làm được điều đó, tôi không thể và hoàn toàn không thể một mình đi đến nơi này, nơi khác để kêu gọi, để vận động. Tôi càng không thể đổ lỗi cho các phụ huynh học sinh vì chính các em đã ở trường 8 giờ mỗi ngày mà tôi chưa làm tròn trách nhiệm.
Chính vì vậy, việc đầu tiên là tôi muốn lắng nghe những ý kiến, những đóng góp ở bậc học này từ phụ huynh, từ các nhà giáo dục, phải cần đến những hiến kế, cần có những “hội nghị Diên Hồng” trong giáo dục.
Khi đã “đâu vào đó”, tôi sẽ có thể điều chỉnh và thậm chí là thay đổi để học sinh tiểu học không còn nặng vai trong những buổi đến trường, các em sẽ không còn lo sợ trong mỗi kỳ thi, được học những môn mình thích.
Như vậy, trong 5 năm này, nếu đi đúng hướng thì tôi đã có “lãi”. Đó chính là một thế hệ học sinh mới và các em sẽ tiếp tục phát triển, tiếp tục tiến lên ở những bậc học sau. Tất nhiên, lại phải cần tiếp tục một vị “tư lệnh ngành” để nối tiếp những gì chưa xây dựng cho những bậc học sau.
Trong 5 năm ấy, tôi cũng không thể chỉ chăm chú giải quyết tồn tại ở bậc tiểu học mà những sinh viên hệ ĐH, CĐ đang lo lắng từng ngày về tương lai sau khi tốt nghiệp. Tôi phải làm gì nhỉ? Thật khó để thay đổi một sinh viên đã lơ là từ ngày bước chân vào giảng đường nên tôi chọn những sinh viên năm nhất. Chính đối tượng này và trong thời gian 5 năm (đến khi sinh viên hoàn tất khóa học), các em có thể thay một tương lai tươi sáng hơn trên đường đời.
Lắng nghe
Tất nhiên, tôi lại “cầu cứu” đến các nhà giáo, các trường ĐH, các doanh nghiệp vì chính những nơi này sẽ cho tôi biết họ đang bị “vướng” ở chỗ nào, họ đánh giá sinh viên hiện nay như thế nào và lắng nghe sinh viên để biết các em muốn thay đổi, muốn điều gì trong quá trình học tập và rèn luyện.
Những thay đổi sau khi đúc kết có thể áp dụng từ năm đầu tiên cho mỗi sinh viên và từ đó, có lẽ sẽ hạn chế được những sinh viên bỏ học nửa chừng, những sinh viên lo thi lại ngành khác hay những ngôi trường ngày càng vắng bóng sinh viên.
Như vậy, sinh viên tốt nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, sẽ làm được việc chứ không chỉ nói suông vì các em là thế hệ được “cải cách” từ đầu chứ không là nửa vời hay thiếu thực tế. Và, tôi cũng cần những phản hồi từ nhiều thành phần trong xã hội để điều chỉnh, thay đổi sau từng năm thực hiện. Tôi biết rằng, nếu không “quan tâm” đến đối tượng này thì chúng ta ngày càng thụt lùi xa hơn so với các nước trong khu vực khi mà thiếu lực lượng lao động có trình độ đáp ứng, thích nghi được trong thời đại toàn cầu hóa.
Và có lẽ tôi phải đề xuất, quyết định một việc khó khăn và gặp phản ứng dữ dội là dừng đào tạo các bậc Sau ĐH trong 2 năm. Tôi không thể nhìn thấy trường trường thi nhau đào tạo sau ĐH không có chất lượng, nhà nhà có người học sau ĐH chỉ để khoe với mọi người và người người đăng ký học như một phong trào, không chất lượng, không hiệu quả mà không hành động.
Một quy trình để đào tạo thành công một người sau ĐH có thể không đâu như Việt Nam. Học không tập trung, bài báo khoa học không viết được, ý tưởng không có, đạo văn tràn lan,…Những bằng cấp ấy sau khi nhận được thì chính người sở hữu cũng chỉ áp dụng vào việc thăng tiến trong công việc nhưng mục tiêu đào tào sau ĐH là phục vụ cho nghiên cứu, cho khoa học. Nếu chỉ làm các chức vụ quản lý và sở hữu những tấm bằng ấy cũng không thể nào đóng góp được gì cho nền khoa học nước nhà khi mà thời gian để giải quyết các công việc “không tên” còn thiếu.
Tôi phải thay đổi những gì?
Chắc chắn là từ người dạy. Khi người dạy còn thiếu và còn yếu thì không thể đào tạo ra một người giỏi hơn, có chất lượng hơn. Tuyển chọn người đủ trình độ ngoại ngữ cho đi tu nghiệp, cho đi bồi dưỡng ở các nước tiên tiến về chuyên môn.
Bên cạnh đó, phải chấp nhận một thực tế là có những vị giáo sư, tiến sĩ vẫn không thể tiếp tục giảng dạy ở bậc sau ĐH khi mà năng lực không tương xứng với bằng cấp. Các trường cũng sẽ phản đối vì ảnh hưởng đến thu nhập, ảnh hưởng đến uy tín nhưng đào tạo sau ĐH ở nước ta đã đến lúc phải “stop” (dừng) và “format” (xóa bỏ toàn bộ) để làm lại.
Nếu mọi việc đã có sự chuẩn bị cần thiết, chu đáo thì các trường, viện sẽ được tiếp tục đào tạo sau 2 năm “nhìn lại mình”. Và, đến cuối nhiệm kỳ, tôi có thể nhìn thấy, đánh giá được những học viên cao học (2 năm) hay các nghiên cứu sinh (3 năm) tốt nghiệp, được thế giới đánh giá cao, được nhận những học bổng sau tiến sĩ của các nước tiên tiến.
Với những gì diễn ra hiện nay trong đào tạo sau ĐH như thi nhiều kỳ trong năm, đánh giá ngoại ngữ của người học qua vài buổi ôn tập rồi thi hay hạ điểm chuẩn chỉ làm tăng số lượng mà hoàn toàn không nâng cao chất lượng.
Như vậy, nếu tôi là Bộ trưởng Giáo dục, tôi chú trọng để thay đổi, cải cách triệt để 3 bậc học: tiểu học, ĐH và sau ĐH trong 5 năm để vừa tạo nền tảng cho những thay đổi sau 5 năm và cũng là để góp phần tạo ra một nguồn nhân lực hiệu quả, một lớp tri thức có thể “sánh vai” với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Nguyễn Quốc Vỹ(104A Trần Phú, Quy Nhơn)