Khuyến mại (KM) là hình thức kích cầu nhằm tạo ra giá trị gia tăng,ácchươngtrìnhxổsốkhuyếnmạiSânchơicònthiếungườigiámsálịch thi đấu ngoại hạng anh tuần này mang lại lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng (NTD). Đặc biệt, tại thời điểm suy thoái kinh tế toàn cầu, sức mua giảm thì việc KM là cần thiết để “hâm nóng” thị trường. Xuất phát từ quyền lợi cá nhân mà một số doanh nghiệp (DN) đã lợi dụng hình thức KM để giành giật thị trường, đánh bóng thương hiệu, cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí để lừa dối khách hàng, tiêu thụ hàng kém chất lượng...
Lợi dụng KM để lừa khách hàng...
Thời gian gần đây, người tiêu dùng đã thất vọng và nhiều lần lên tiếng phản ánh với báo chí về một siêu thị điện thoại di động (ĐTDĐ) mới khai trương trên đường Yersin, TX.TDM. Chị Nguyễn Thị M.L. nhân viên kinh doanh của DNTN Bình Phương, cho biết: “Con mình đang học tại Đại học Bình Dương nghe bạn bè giới thiệu siêu thị ĐTDĐ mới khai trương trên đường Yersin có nhiều chương trình KM như giảm giá sốc đến 49%, mua ĐTDĐ tặng quà ngay... Nhưng thực tế khi mua điện thoại thì nhân viên tính tiền vẫn tính nguyên giá! Khi được hỏi thì nhân viên này trả lời chỉ giảm giá một số mặt hàng trong danh sách như máy tính xách tay, ĐTDĐ đã rớt đời chứ không phải mặt hàng nào cũng giảm giá 49%. Còn quà tặng thì chỉ có cái bao vải đựng điện thoại trị giá 10.000 đồng! Làm ăn lớn mà KM như vậy khác nào lừa dối khách hàng”?
Anh Nguyễn Ngọc G., chủ cơ sở thẩm mỹ HT đối diện với siêu thị điện thoại nói trên cũng lên tiếng phản ứng: “Mua hàng rẻ, chất lượng lại có quà ai chẳng ham. Nếu siêu thị làm đúng như quảng cáo thì rất có lợi cho NTD. Nhưng họ quảng cáo như thế là để thu hút, giành giật khách hàng. Nếu khách hàng bình tĩnh một chút sẽ thấy chỉ có bán hàng kém chất lượng mới giảm giá tới 49%, bởi bên cạnh tiền giảm giá còn tiền mặt bằng, thuế, lương nhân viên, lãi ngân hàng... Còn nếu bán hàng chính hãng thì chỉ được hưởng huê hồng làm sao dám giảm giá, dẫu có được hỗ trợ từ nhà sản xuất thì mức giảm cũng đâu tới cỡ đó. Cho nên khi thông báo KM, DN nên ghi cụ thể chứ không sẽ mang tội lừa dối khách hàng, mà chiêu này thì ở TP.HCM người ta sử dụng nhiều rồi, chán lắm!”.
Không riêng siêu thị điện thoại nói trên mà gần đây trên các trang quảng cáo của báo chí hay chương trình quảng cáo trên truyền hình, NTD thường bắt gặp những mẫu tin giật gân đại loại như: “Nhân ngày 9-9-2009, siêu thị bán hàng điện máy chỉ với 9.000 đồng/sản phẩm. Số lượng có hạn”; “Hàng điện máy, điện tử đồng giá”; “Đổi hàng cũ lấy hàng mới”... nhưng khi khách hàng đến nơi thì được trả lời cùng một điệp khúc: “Hết hàng”!
Ông Huỳnh Văn Hoàng, Trưởng phòng Quản lý kinh tế đối ngoại - Sở Công Thương, đơn vị có trách nhiệm theo dõi, xác nhận các chương trình KM trên địa bàn tỉnh cho biết: “Bên cạnh những DN tổ chức các sự kiện, chương trình KM thu hút được sự chú ý của khách hàng thì cũng có một số DN lợi dụng tính hấp dẫn của chương trình để tư lợi, cạnh tranh không lành mạnh như chỉ ghi chung chung sản phẩm KM là tivi, tủ lạnh, máy chụp hình... Đến khi cơ quan chức năng yêu cầu thể hiện cụ thể model, số seri, hóa đơn, thì đại diện pháp lý của DN tổ chức KM lại cho rằng cơ quan chức năng cố tình làm khó, không chịu cải cách hành chính, tự ý đẻ ra thủ tục rườm rà... và đòi được đối thoại với lãnh đạo. Nếu chúng ta không nhất quán và có tinh thần vừa mềm dẻo vừa kiên quyết thì rất dễ bị lợi dụng hình thức KM để hợp thức hóa hoặc giải quyết hàng tồn kho, hàng quá đát... Đó là chưa kể hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng!
Không thiếu người quản lý, chỉ thiếu sự kết nối
Đó là khẳng định của Trưởng phòng Quản lý kinh tế đối ngoại - Sở Công Thương Huỳnh Văn Hoàng. Ông Hoàng cho biết xác nhận, cấp phép các chương trình KM là nhiệm vụ của Phòng Quản lý kinh tế đối ngoại nhưng kiểm tra là trách nhiệm của
Khi phát hiện chương trình quảng cáo, KM có tính chất lừa dối khách hàng, không đúng sự thật; hàng hóa, sản phẩm KM không đạt chất lượng... NTD có thể trực tiếp liên hệ với các cơ quan thông tin đại chúng, Hội Bảo vệ quyền lợi NTD hoặc cơ quan quản lý thị trường gần nhất...
quản lý thị trường. Hai tổ chức này đều thuộc Sở Công Thương nên hoạt động liên thông nhau. Nhưng quy định của pháp luật là chỉ được thanh tra, kiểm tra DN mỗi năm 1 lần và phải thành lập đoàn, thông báo trước cho DN thời gian thanh tra, kiểm tra. Với các sản phẩm, quà tặng KM không ghi rõ cụ thể model, số seri, hóa đơn nguồn gốc phần lớn đều có ý đồ. Truy tìm đầu mối các mặt hàng này không khó, cũng không cần phải gửi đi kiểm nghiệm mà bằng kinh nghiệm nghiệp vụ cũng có thể kết luận vì ngoài việc đăng ký kiểu dáng, mẫu mã DN sản xuất còn phải đăng ký giá. Nếu giá mặt hàng rẻ hơn giá đăng ký thì không bị lỗi cũng nằm trong diện khả nghi. Còn dùng hàng kém chất lượng để làm quà tặng, KM là vi phạm pháp luật... nên rất dễ xử lý.Còn về từ ngữ của các chương trình KM, quảng cáo gây khó hiểu, góp phần làm xấu vốn tiếng Việt như “khủng, sốc...” lại thuộc quyền quản lý của cơ quan văn hóa. Nếu đơn vị này thường xuyên kiểm tra, uốn nắn, nhắc nhở thì việc lạm dụng từ ngữ, gây khó hiểu, góp phần làm xấu vốn tiếng Việt sẽ được hạn chế. Quảng cáo, KM là sân chơi lớn góp phần tích cực vào việc kích cầu tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế - xã hội nên cần được tạo điều kiện thuận lợi, tuy nhiên phải có sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền nhằm tránh tình trạng quảng cáo, KM không đúng sự thật, tiếp tay cho hàng gian, hàng giả; lợi dụng quảng cáo, KM để lừa dối khách hàng, cạnh tranh không lành mạnh...
DUY CHÍ
(责任编辑:Cúp C2)
Con gái bán số đề, người cha ở Cần Thơ mua ủng hộ ngày khai trương
Tổng Giám đốc VTV Lê Ngọc Quang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình
'Tôi người Việt Nam' tôn vinh giá trị truyền thống Việt
11 đặc điểm dễ dàng nhận ra ở người thông minh
Phải xin lỗi khách vì chơi nhạc khiêu dâm
Nghệ sĩ Thiên Kim trong tình trạng hiểm nghèo, bệnh viện trả về
Học để trở thành nhà hoạt động bảo vệ môi trường
Thế giới 24h: Tiết lộ sửng sốt về tình báo Đức
100 thí sinh có điểm thi ĐH, CĐ cao nhất nước
Nhận định, soi kèo Wolfsburg vs Holstein Kiel, 02h30 ngày 25/01: Ám ảnh xa nhà
Mẫu nữ tuyệt đẹp với sắc đen huyền bí