Thiếu trầm trọng giáo viên dạy Tiếng Anh là vấn đề bức thiết mà ngành giáo dục huyện Mèo Vạc đang phải đối mặt.
Từ năm học 2022-2023,ặpcôgiáodạyTiếngAnhduynhấtcủahuyệnMèoVạbảng xếp hạng bóng đá vô địch quốc gia tây ban nha cả nước thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới đến lớp 3, bắt buộc học sinh phải được học 4 tiết Tiếng Anh/tuần. Toàn huyện Mèo Vạc có 2.609 học sinh lớp 3 với 76 lớp. Do đó, theo tính toán, với 4 tiết/tuần/lớp x 35 tuần thực học x 76 lớp, tất cả các trường ở huyện Mèo Vạc cần 10.640 tiết Tiếng Anh/năm học.
Trong khi đó, huyện chỉ có duy nhất một giáo viên Tiếng Anh cho khối tiểu học.
Cô giáo “duy nhất” này là Nông Thị Uyên, sinh năm 1995, hiện thuộc biên chế của Trường Tiểu học Thị trấn Mèo Vạc. Cô Uyên được tuyển vào biên chế từ năm 2021 và từng dạy hợp đồng ở địa bàn 2 năm.
Tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên năm 2017, cô gái người dân tộc Tày từng có khoảng thời gian 2 năm làm giáo viên ở các trung tâm Tiếng Anh tại TP Hà Giang.
Năm 2019, biết thông tin huyện Mèo Vạc tuyển giáo viên hợp đồng, Uyên ngay lập tức đăng ký và cũng từ đó gắn bó với nơi đây.
Nói về quyết định lên vùng cao Mèo Vạc để dạy học, Uyên cho hay, phần vì em cũng là người con của Hà Giang (quê huyện Bắc Quang), phần muốn thử thách khả năng sư phạm của bản thân.
Trong suốt cuộc trò chuyện, không ít lần cô giáo trẻ sinh năm 1995 rớm nước mắt, nghẹn giọng khi nhắc về các học trò nhỏ. “Càng tiếp xúc với học sinh nơi đây sẽ càng cảm nhận rõ sự ngây thơ, trong sáng của các em, biết hoàn cảnh gia đình của nhiều em, thấy thương lắm. Mình yêu nghề hơn vì chính lũ trẻ và quyết định ở lại nơi đây vì cảm nhận được sự cố gắng của các học trò”, Uyên xúc động.
Uyên vẫn nhớ như in kỷ niệm “dở khóc dở cười” trong tháng đầu tiên đi dạy.
“Có lần, khi gọi một học sinh đứng lên đọc bài, em bần thần khi thấy em đọc khác quá so với những gì mình dạy. Đang chưa hiểu chuyện gì xảy ra, thì các học sinh trong lớp cười ồ lên giải thích rằng bạn đang nói tiếng Mông.
Hóa ra em học sinh không biết đọc từ ấy bằng Tiếng Anh nên đã đọc luôn bằng tiếng Mông. Nhưng cũng vì lần đó, tôi cũng cố gắng học thêm một số câu tiếng Mông đơn giản để giao tiếp, hiểu và gần gũi hơn với các học trò”.
Cô Uyên cũng cố gắng thông qua các trò chơi, hoạt động, khuyến khích học sinh bắt chuyện với khách du lịch nước ngoài khi đến với Mèo Vạc để giúp các em tự tin hơn.
“Khi ra đường, khá nhiều học sinh đã mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài. Với em, đó là bước tiến đầu tiên khiến em cảm thấy mình đã có những thành công nhất định”.
Một mình nên không biết hỏi ai khi gặp khó
Là giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học duy nhất của huyện, cô giáo trẻ nhiều lúc rơi vào cảnh “có điều gì muốn hỏi ngay thì chẳng biết hỏi ai”.
Vì mới đi làm 3-4 năm, nhiều nội dung, kiến thức chuyên môn chưa rõ cũng là điều không lạ, tuy nhiên, rất may, Uyên lại được sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp ở thành phố và các huyện khác.
“Do là giáo viên Tiếng Anh duy nhất khối tiểu học huyện Mèo Vạc, nên khi đi tập huấn, các anh chị các huyện khác cũng thường đến tận tình chỉ bảo, hướng dẫn”, Uyên kể.
Công tác ở địa bàn khó khăn, mức thu nhập trên dưới 9 triệu, cô giáo trẻ không nghĩ nhiều đến quà mỗi dịp lễ, Tết.
Cá nhân cũng từng nhận được những lời đề nghị công việc khác với mức lương cao nhưng gắn bó với học sinh, yêu nghề, Uyên không lung lay về ý chí.
Cũng vì chỉ có một mình, Uyên nảy ra sáng kiến hỗ trợ, truyền đạt cho các giáo viên khác trong trường về Tiếng Anh để thầy cô trông coi giúp các giờ học Tiếng Anh trực tuyến trên địa bàn.
“Chính các giáo viên chủ nhiệm là những người tiếp xúc nhiều hơn với học sinh. Mình chia sẻ, qua đó trong quá trình quản lý lớp, các chị cũng có thể giúp sửa lỗi cho học sinh trong giờ học trực tuyến”.
Hiện, ngoài dạy cho Trường Tiểu học thị trấn Mèo Vạc, cô Uyên cũng hỗ trợ cho một số trường lân cận về dạy Tiếng Anh chương trình mới.
Hiện huyện Mèo Vạc đã liên kết với Trường Marie Curie (Hà Nội) để nhờ hỗ trợ dạy trực tuyến từ đầu cầu Hà Nội nhằm đảm bảo chương trình chính khóa.
Song, cô giáo trẻ vẫn hy vọng trong năm mới, địa phương cũng như nhà trường sẽ sớm tuyển thêm các giáo viên để cùng với cô hoàn thành chương trình Tiếng Anh cho các học sinh của huyện vùng cao Mèo Vạc.
评论专区