Mối nguy lớn từ việc phụ huynh chia sẻ thông tin cá nhân của trẻ trên mạng_al jabalain
Nhiều nguy cơ,ốinguylớntừviệcphụhuynhchiasẻthôngtincánhâncủatrẻtrênmạal jabalain rủi ro ‘rình rập’ trẻ em trên môi trường mạng
Hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”, được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức trong khuôn khổ sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024.
Phó Chủ tịch VNISA Đặng Vũ Sơn nhận xét, là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ khi chưa đủ kỹ năng để nhận diện và phòng tránh rủi ro trên mạng, và đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà là thách thức toàn cầu.
Theo bà Phan Thị Kim Liên, quản lý chương trình bảo vệ trẻ em của World Vision Việt Nam, cứ 10 trẻ em Việt Nam thì có 9 em sử dụng Internet và các em dùng nó hàng ngày.
Môi trường số đã hiện hữu trong mọi mặt đời sống của tất cả mọi người và điều này đưa đến nhiều cơ hội cũng như không ít rủi ro cho sự phát triển của trẻ.
Đồng quan điểm, bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng Kiểm định an toàn thông tin - Trung tâm VNCERT/CC cũng nhận định sự gia tăng số trẻ sử dụng Internet đang đưa đến nhiều mối nguy hại, đồng thời chỉ ra 5 mối nguy hại điển hình từ Internet có thể tác động tiêu cực đến các em.
Cụ thể, các em có thể bị tiếp cận những nguồn thông tin không phù hợp như truy cập web đen có nội dung xấu, bị bạo lực mạng.
“Nếu không được phát hiện sớm, những thông tin này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý, sức khỏe thể chất và hành vi của trẻ”, bà Hoa chia sẻ.
Việc nhiều phụ huynh vô tình chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân của trẻ trên mạng xã hội cũng là một trong những mối nguy lớn khiến cho thông tin riêng tư của trẻ bị phát tán, rò rỉ và có thể đưa đến tác động tiêu cực cho các em.
Một mối nguy, rủi ro khác từ việc trẻ sử dụng Internet quá nhiều là các em bị nghiện game, mạng xã hội và nghiện Internet.
Số liệu của WHO cho thấy, khoảng 70 - 80% số trẻ em từ 10 - 15 tuổi thích chơi game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 - 15%.
Song song đó, theo bà Hoa, 2 mối nguy hại lớn khác với trẻ em đến từ Internet là bắt nạt trực tuyến và lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, ép tham gia các hoạt động phi pháp.
‘Chìa khóa’ giải quyết các thách thức về bảo vệ trẻ em
Trao đổi tại hội thảo, Phó Chủ tịch VNISA Đặng Vũ Sơn cho rằng, Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng đến năm 2025 đã huy động được sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai, vẫn còn những hạn chế trong việc kết nối và phối hợp giữa các bên liên quan.
Khẳng định VNISA cam kết sẽ đồng hành cùng cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp để hiện thực hóa các sáng kiến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, ông Đặng Vũ Sơn nhấn mạnh: “Sự kết nối và hợp tác là chìa khóa để giải quyết các thách thức và mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.
Thông tin về một hoạt động nổi bật của Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng, ông Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết: “Được ban hành tháng 6/2024, tiêu chuẩn cơ sở TCCS:03 VNISA sẽ góp phần phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy sự tham gia của các bên cũng như đông đảo người dùng vào công tác bảo vệ trẻ em trên mạng”.
Chia sẻ cách tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm, bà Phan Thị Kim Liên, phân tích: Trên Internet, trẻ em là người dùng và cũng là người tạo ra nội dung; là người bị hại và cũng có thể là đối tượng gây hại; là đối tượng nhưng cũng có thể là chủ thể, đối tác trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa.
Với góc nhìn trên, bà Liên khuyến nghị hàng loạt biện pháp như: Nâng cao nhận thức, năng lực, vai trò và trách nhiệm của trẻ, thúc đẩy văn hóa mạng ở người trẻ, tư vấn hỗ trợ trẻ có hành vi gây hại, nâng cao năng lực trẻ em bắt kịp thay đổi của công nghệ, lấy ý kiến của trẻ trong các chương trình truyền thông giáo dục, dịch vụ và chính sách liên quan...
Nhiều vụ xâm hại trẻ em Việt trên mạng bắt đầu từ lộ lọt thông tin cá nhânTheo chuyên gia Bùi Duy Thành, đại diện World Vision Việt Nam, hành vi đánh cắp thông tin cá nhân của trẻ chỉ là bước đầu tiên, sau đó kẻ xấu sẽ lợi dụng thông tin lấy được để tiếp tục xâm hại, bắt nạt trẻ.相关文章
Tình trăm năm tập 177: Cô thợ dệt thừa nhận 'bắt cá hai tay'
Ông Hòa và bà Hơn tại chương trình Tình trăm năm"Bắt cá hai tay"Thời trai trẻ, ông Lương Thái Hòa (52025-01-11Giá xe Honda Accord năm 1993 rao 58 triệu đồng, có nên mua?
Trên thị trường ô tô cũ hiện nay, có không ít chiếc xe giá rẻ dưới 100 triệu đồng, hướng đến nhóm kh2025-01-11Nhận định, soi kèo Malmo vs Norrkoping, 20h00 ngày 11/9
Phù Dung - 09/09/2021 17:57 Nhận định bóng đá2025-01-11Sau vụ trả giá 30 tỷ/m2, Sóc Sơn sắp đấu giá lại 36 thửa, khởi điểm 2,4 triệu/m2
Công ty Đấu giá hợp danh Thanh Xuân vừa ra thông báo đấu giá tài sản của Trung tâm phát triển quỹ đấ2025-01-11Vụ Hoàng Công Lương: 'Đầu độc, giết người' chỉ là suy luận của luật sư
Vụ án Hoàng Công Lương hôm nay tiếp tục xét xử. HĐXX tiếp tục làm rõ tình tiết luật sư luật sư Phạm2025-01-11Nhận định, soi kèo Arsenal Tula vs CSKA, 18h00 ngày 12/9
Phù Dung - 12/09/2021 04:20 Nhận định bóng đá2025-01-11
最新评论