Bản thỏa thuận mà phía Mỹ vừa ký kết với Trung Quốc dự kiến sẽ giải quyết một loạt vấn đề căng thẳng giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới,ốcchịunhịngìtrongthỏathuậnvừakývớiMỹkết quả bóng đá inter từ vấn đề dầu thô cho đến việc gia hạn bằng sáng chế. Dưới đây là những điểm đáng chú ý của bản thỏa thuận. Trung Quốc mua 200 tỷ USD hàng Mỹ Điều đầu tiên và quan trọng nhất, bản thỏa thuận bắt buộc Trung Quốc phải mua lượng hàng hóa Mỹ có trị giá ít nhất 200 tỷ USD trong vòng hai năm tới. | Tổng thống Trump và Phó Thủ tướng Lưu Hạc trong buổi ký kết. Ảnh: AP |
“Trong hai năm, kể từ ngày 1/1/2020 tới 31/12/2021, phía Bắc Kinh sẽ đảm bảo việc mua bán và nhập khẩu hàng hóa sản xuất tại Mỹ như cơ khí, nông nghiệp, sản phẩm năng lượng, sản phẩm dịch vụ vào Trung Quốc được xác định trong phụ lục 6.1 vượt qua con số tương ứng năm 2017 khi không dưới trị giá 200 tỷ USD”, Sputnik trích một đoạn trong bản thỏa thuận viết. Bảo vệ bằng sáng chế, bí mật thương mại Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý bảo vệ các bằng sáng chế, đặc biệt là trong lĩnh vực dược phẩm. Đồng thời cấm các sản phẩm giả mạo, cũng như việc chiếm dụng bí mật thương mại. “Trung Quốc sẽ cho phép các ứng viên bằng sáng chế dược phẩm dựa vào dữ liệu được bổ sung nhằm đáp ứng các yêu cầu liên quan đến bằng sáng chế, bao gồm cả việc công bố thông tin và những bước sáng chế, trong quá trình kiểm tra bằng sáng chế, thủ tục thẩm định xét duyệt bằng sáng chế cũng như các thủ tục tố tụng về mặt tư pháp”, thỏa thuận quy định. | Vấn đề bảo vệ sở hữu tài sản trí tuệ rất được Mỹ quan tâm |
Ngoài ra bản thỏa thuận cũng quy định, Bắc Kinh và Washington cũng quyết tâm tăng cường hợp tác và phối hợp trong việc chống vi phạm bản quyền, bao gồm cả việc làm giả trên các nền tảng thương mại điện tử. Trung Quốc tăng nhập khẩu năng lượng từ Mỹ Trung Quốc đồng ý tăng cường việc mua các sản phẩm năng lượng từ Mỹ lên 52 tỷ USD trong vòng hai năm tới. Đó sẽ là một phần của tổng số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD Trung Quốc nhập từ Mỹ tới hết năm 2021. “Về hạng mục sản phẩm năng lượng… Trung Quốc sẽ không nhập ít hơn 18,5 tỷ USD hàng hóa năng lượng trong năm 2020, và không dưới 33,9 tỷ USD trong năm 2021”, bản thỏa thuận quy định. Bản thỏa thuận nêu rõ các loại sản phẩm năng lượng Trung Quốc sẽ mua từ Mỹ gồm có: dầu thô, khí tự nhiên hóa lỏng, xăng dầu tinh chế và than. Trên thực tế, Trung Quốc là nhà nhập khẩu xăng dầu lớn nhất thế giới, còn Mỹ là nhà sản xuất lớn nhất thế giới trong lĩnh vực này. Tránh việc thao túng tiền tệ Bản thỏa thuận ‘bước một’ quy định Trung Quốc đồng ý sẽ không thao túng tiền tệ nhằm mục đích giành được những lợi thế thương mại trước Mỹ. “Các bên sẽ kiềm chế sự mất giá cạnh tranh và không dùng tỷ giá hối đoái cho những mục đích cạnh tranh, gồm thông qua can thiệp ở mức quy mô lớn, liên tục và một chiều trên các thị trường trao đổi”, thỏa thuận nêu rõ. Mỹ và Trung Quốc sẽ liên lạc thường xuyên và tham khảo ý kiến về thị trường, hoạt động và chính sách ngoại hối, cũng như tham khảo ý kiến của nhau về đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong vấn đề tỷ giá hối đoái của mỗi nước. Tuy nhiên, theo một số quan chức Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ giữ nguyên mức thuế đánh lên 360 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập vào nước này nhằm buộc Bắc Kinh phải tuân thủ thỏa thuận. Chính quyền Bắc Kinh sau đó cho biết, họ sẽ có quyết định về những mức thuế áp lên lượng hàng hóa Mỹ xuất sang Trung Quốc có trị giá khoảng 185 tỷ USD. Kết thúc thương chiến Mỹ-Trung? Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin nhận định, những vấn đề về an ninh mạng và công nghệ sẽ được giải quyết trong bước tiếp theo của bản thỏa thuận nhằm kết thúc những tranh chấp về thương mại giữa Mỹ-Trung. | Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin |
“Tôi nghĩ đã có một lượng lớn vấn đề đề cập tới công nghệ ở ‘Bước một’. Sẽ có nhiều mảng thuộc dịch vụ tài chính, cũng như nhiều vấn đề về an ninh mạng cũng sẽ được nhắc tới trong ‘Bước hai’. Còn nhiều vấn đề cần bàn bạc và chúng tôi sẽ giải quyết chúng”, CNBC trích lời ông Mnuchin nói. Trước đây, Tổng thống Trump từng nhắc về thỏa thuận ‘bước hai’ sẽ có thể lùi tới sau cuộc bầu cử tổng thống 2020, nhằm có thêm thời gian để đàm phán cho một bản thỏa thuận tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, theo tờ Washington Post, thỏa thuận ‘bước một’ và ‘bước hai’ có thể sẽ làm giảm căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, chứ không thể giải quyết triệt để những vấn đề mang tính cốt lõi. Tuấn Trần |