- Đó là ý kiến của ông Hajime Hotta – giám đốc Cinnamon,Đểlàquốcgiakhởinghiệpcácbạnhãygomlạimộtchỗti le ca cuoc một trong những nhà đầu tư có mặt tại sự kiện Topica Founder Showcase 2016 (TFS).
Sự kiện Topica Founder Showcase 2016 có sự tham gia của 40 nhà đầu tư trong nước và quốc tế |
TFS là sự kiện giới thiệu sản phẩm và kêu gọi vốn đầu tư của 8 doanh nghiệp tốt nghiệp Topica Founder Institute khóa 5 tại Việt Nam trước 40 quỹ đầu tư trong nước và quốc tế. Topica Founder Institute (TFI) là chương trình huấn luyện khởi nghiệp tại Việt Nam và Thái Lan do Topica Edtech Group và Founder Institute phối hợp tổ chức.
Tại đây, học viên được chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng về khởi nghiệp: lựa chọn mô hình kinh doanh, quản lý nhân sự, phát triển sản phẩm, marketing, bán hàng, gọi vốn đầu tư… Các huấn luyện viên của TFI là các quỹ và các nhà sáng lập thành đạt với mong muốn truyền cảm hứng và kinh nghiệm cho các “start-up” đi sau.
Lĩnh vực kinh doanh của 8 “start-up” tốt nghiệp năm nay rất đa dạng, gồm có: công nghệ, giáo dục, ẩm thực, thiết kế, trí tuệ nhân tạo…
Nhà đầu tư đặt câu hỏi cho các "start-up" |
Đoàn Đình Trọng, 32 tuổi – người sáng lập dự án Cheffing – là một trong 8 “start-up” trình bày sản phẩm của mình tại sự kiện TFS năm nay.
Cheffing được lấy ý tưởng từ nhu cầu của cuộc sống hiện đại khi người dân thành thị bận rộn không có thời gian để nấu cho mình một bữa ăn bổ dưỡng, ngon mắt và đảm bảo an toàn vệ sinh. Dịch vụ của Trọng cung cấp các gói nguyên liệu đầy đủ để nấu hoàn chỉnh một món ăn với đẳng cấp nhà hàng chỉ trong thời gian 30 phút.
“Khách hàng chỉ việc chọn món ăn mình thích, còn việc mua nguyên liệu, sơ chế, đóng gói, chúng tôi sẽ hoàn thiện để giao tới tận tay khách hàng kèm hướng dẫn chế biến” – Đình Trọng chia sẻ. Hiện tại, Cheffing đang được thử nghiệm tại thị trường Hà Nội, dự kiến cuối năm nay sẽ mở rộng vào thị trường TP.HCM.
Đoàn Đình Trọng - người sáng lập dự án Cheffing - giới thiệu và kêu gọi đầu tư cho sản phẩm của mình |
Cô gái sáng lập dự án 2Give cung cấp dịch vụ giao hoa tươi không giới hạn địa lý trình bày "start-up" của mình |
Chia sẻ với Vietnamnet, ông Hajime Hotta – nhà đầu tư tới từ công ty Cinnamon cho rằng, với ông, tiêu chí chọn một dự án để đầu tư trước hết là yếu tố thị trường. “Nếu như ở thị trường Việt Nam, sản phẩm đó không phát triển được thì họ phải chứng minh được nó có thể phát triển được ở thị trường khác. Yếu tố thứ hai là tinh thần làm việc nhóm của “start-up” đó và cuối cùng, tôi muốn nhìn thấy niềm đam mê và sự kiên trì của họ”.
Ông Hotta chia sẻ, cách đó một vài tháng ông từng gặp gỡ với nhóm thực hiện dự án Wisami – phần mềm tự động giảm chi phí hành chính, kế toán, nhân sự, cũng là một trong 8 dự án tham gia TFS 2016. “Lúc đó, tôi không có hứng thú với “start-up” này, nhưng sau đó tôi nhìn thấy sự cố gắng của họ và bây giờ thì tôi đã đầu tư cho họ rồi” – nhà đầu tư tới từ Nhật Bản cho hay.
Theo ông, điểm yếu của các “start-up” Việt Nam là ở khâu thiết kế sản phẩm. “Trong khi các bạn nói thì rất tốt, nhưng sản phẩm của các bạn nhìn không đẹp, thiếu chuyên nghiệp và không tạo được ấn tượng đầu tiên với người đối diện”.
Khi được hỏi Việt Nam cần làm gì để trở thành quốc gia khởi nghiệp, ông nêu một thực tế mà ông nhận thấy ở Việt Nam: các nhà đầu tư rất khó để tìm được “start-up” tiềm năng, trong khi bản thân “start-up” cũng rất khó để tìm được các nhà đầu tư cho mình. Trong khi đó, ở các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, tất cả đều tập trung vào một chỗ. Ông cho rằng phải có ai đó đứng lên để tập hợp họ lại một nơi, có thể là “offline” hoặc “online” để họ có thể tìm đến với nhau một cách dễ dàng hơn.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)