您的当前位置:首页 >World Cup >Đề tài “giao tiếp của chủ tịch xã” có tính thực tiễn cao_tỷ le ma cao 正文

Đề tài “giao tiếp của chủ tịch xã” có tính thực tiễn cao_tỷ le ma cao

时间:2025-01-11 04:37:56 来源:网络整理编辑:World Cup

核心提示

Tin thể thao 24H Đề tài “giao tiếp của chủ tịch xã” có tính thực tiễn cao_tỷ le ma cao

 - “Đề tài có tính thực tiễn cao mà rất tiếc dư luận chưa hiểu được”. Đó là khẳng định của GS Vũ Dũng,Đềtàigiaotiếpcủachủtịchxãcótínhthựctiễtỷ le ma cao Viện trưởng viện Tâm lý học, Chủ tịch hội đồng chấm luận án của đề tài "Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã” tại họp báo sáng nay, 22/4.

Ngay khi bắt đầu phần trả lời của mình, GS Vũ Dũng khẳng định, đề tài “Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã” là một đề tài tốt, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất cao.

{keywords}
GS Vũ Dũng cho rằng đề tài "Giao tiếp của Chủ tịch xã" là đề tài có tính lý luận và thực tiễn cao, rất tiếc là dư luận chưa hiểu được. Ảnh: Lê Văn.

Theo GS Dũng, về lý luận, nghiên cứu giao tiếp là một trong những vấn đề hết sức quan trọng của đời sống xã hội. “Không có giao tiếp không có con người, không có giao tiếp không có xã hội”,GS Dũng nói.

Từ đó, ông Dũng khẳng định, vấn đề nghiên cứu của đề tài “Giao tiếp chủ tịch xã với dân” là một vấn đề rất ít được nghiên cứu, thậm chí đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về vấn đề này. Do đó “ý nghĩa lý luận càng thiết thực”.

“Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về giao tiếp xã hội trong tâm lý học ở nước ta hiện nay”, GS Dũng cho hay.

Về tính thực tiến của đề tài, GS Dũng cho biết, đây là đề tài được tất cả các cấp hội đồng của ngành đánh giá là đề tài có tính thực tiễn tốt.

Ông Dũng cũng dẫn ra 5 lý do để chứng minh cho tính thực tiễn của đề tài này:

Thứ nhất, theo vị GS Tâm lý học, Việt Nam có số lượng xã lớn. Tính đến tháng 5/2015, Việt Nam có 11164 đơn vị hành chính cấp xã. “11.164 xã đồng nghĩa với có 11.164 chủ tịch UBND xã. Số lượng cán bộ đơn vị cấp cơ sở lớn như vậy có đáng để nghiên cứu không, nghiên cứu có ý nghĩa không, chúng ta hãy tự trả lời?”, ông Dũng nêu câu hỏi.

Thứ hai, ông Dũng cho biết, nhiều người đặt câu hỏi "Vì sao đề tài lại nghiên cứu ở cấp xã mà không nghiên cứu cấp cao hơn như cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương?". Trả lời câu hỏi này, ông Dũng cho rằng, xã là cấp chính quyền cuối cùng, gần dân nhất, trực tiếp với dân và có vai trò quan trọng trong việc triển khai chủ trương chính sách đến với dân. “Chủ trương đến được với dân không là nhờ cấp xã”,GS Dũng nói.

Trong khi đó, trong bộ máy chính quyền xã thì chủ tịch xã có vai trò quan trọng. Các chính sách có triển khai được hay không không có vai trò quan trọng của chủ tịch xã.

Chủ tịch xã có triển khai được chính sách hay không, có gần dân, hiểu dân hay không có hiểu được nỗi băn khoăn, khó khăn của dân hay không đều phải thông qua hoạt động giao tiếp với dân. Nếu ở trong phòng đóng kín thì chủ tịch xã không hiểu được cái gì hết”, GS Dũng diễn giải.

Từ đó, GS Dũng cho rằng, “đề tài này có tính thực tiễn rất cao mà rất tiếc dư luận và mạng xã hội chúng ta chưa hiểu được”.

Thứ ba, ông Dũng cho rằng, thời gian gần đây, nhiều người nói tới một số hạn chế của của cán bộ cơ sở như quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, xa dân... Đó là dư luận nói, thực tế có phải như thế không phải có nghiên cứu thực chứng, không thể nói cảm tính được. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết.

Thứ tư, ông Dũng nhận xét rằng, trong suy nghĩ của nhiều người luận án tiến sĩ phải to tát, hoành tráng nhưng hoàn toàn không phải vậy.

“Tôi được đào tạo nước ngoài về, đi 20 nước, đã tới hàng chục trường đại học, ở các nước phát triển những vấn đề nghiên cứu hết sức cụ thể, thực tiễn. Ví dụ, có những đề tài nghiên cứu về hành vi viết chữ trong nhà vệ sinh, nhổ nước bọt ngoài đường… Nếu ở VN sẽ nói rằng, đề tài đó có gì mà nghiên cứu, sẽ thành vớ vẩn, nhưng đằng sau đó là những vấn đề có tính thực tiễn, có giá trị văn hóa”.

Ông Dũng cho biết các đề tài nghiên cứu của Học viện nói chung xuất phát từ yêu cầu gắn thực tiễn… Việc đào tạo của học viện gắn liền với nghiên cứu và nghiên cứu gắn liền với đào tạo. Viện tâm lý học đi theo đường đó, nên đề tài rất gắn với thực tiễn, rất thiết thực, không có đề tài nào mông lung xa vời.

Cuối cùng, ông Dũng nhắc lại quy trình để một luận án tiến sĩ được đưa ra bảo vệ phải trải qua 8 bước, quá trình sàng lọc hết sức nghiêm ngặt, từ thi đầu vào, xác định tên đề tài, góp ý đề cương chi tiết, đánh giá các chuyên đề tiến sĩ, tư vấn góp ý trước khi bảo vệ cấp cơ sở cho tới đánh giá cấp cơ sở.

Ngay hội đồng đánh giá cấp cơ sở theo quy định có 2 người ở ngoài (học viện) và 5 người của học viện nhưng thực tế trong quyết định thành lập hội đồng thì chỉ có 2 người ở trong còn lại tới 5 người ở ngoài, GS Dũng dẫn chứng về tính nghiêm túc và khách quan của việc chấm đề tài.

“Qua các cấp như thế này không có đề tài vớ vẩn, vô nghĩa nào được đưa ra bảo vệ”, ông Dũng khẳng định.

 

Trả lời câu hỏi về việc tiếp cận nội dung toàn văn của các luận án tiến sĩ tại Học viện, GS. Võ Khánh Vinh, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội cho biết, sau khi bảo vệ chính thức và hoàn thiện tất cả các thủ tục về mặt quy định thì nghiên cứu sinh phải nộp một bản toàn văn sau khi đã chỉnh sửa lên Thư viện quốc gia. Đó là bản chính thức, ai cũng có thể tiếp cận được.

Ngoài ra, theo ông Vinh, Học viện còn có quy định nghiên cứu sinh còn phải nộp một bản như vậy tại Trung tâm Thông tin thư viện tư liệu của Học viện. Bản này được sử dụng để cho nghiên cứu sinh nghiên cứu tại học viện có điều kiện thuận lợi tham khảo mà không phải đi xa.

Đối với 2 luận án được dư luận quan tâm là luận án “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”và luận án “Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã”, ông Vinh cho biết, hiện nay chỉ mới có một luận án “Hành vi nịnh trong tiếngViệt”đã chính thức bảo vệ xong, có thể tham khảo được.

Còn lại, luận án “Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịchUBND xã” vừa mới bảo vệ xong, còn phải tiến hành sửa chữa sau khi phản biện kín nên chưa thể tiếp cận rộng rãi được.

Lê Văn(Ghi)