- Với kết quả học tập đáng nể,ủkhoaĐHNgoạithươnggiànhhọcbổngtoànphầntrườngkinhdoanhlớnthứchâuÂlịch thi đấu bóng đá anh Phạm Hương Quỳnh (sinh viên Chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế) trở thành thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương năm 2018 và giành được suất học bổng thạc sỹ toàn phần tại trường kinh doanh lớn thứ 2 châu Âu.
44 môn chỉ 1 điểm B duy nhất
Hoàn thành 44 môn học với bảng điểm chỉ duy nhất 1 điểm B còn lại toàn điểm A, đạt điểm tổng kết học tập toàn khóa 3,98/4, Hương Quỳnh xuất sắc trở thành Thủ khoa tốt nghiệp đầu ra của Trường ĐH Ngoại thương năm nay với điểm số cao nhất trường.
Quỳnh kể, môn duy nhất Quỳnh được B là Tiếng Anh giao tiếp trong kinh doanh 2 (Business Communications II), trong học kì 2 của năm thứ nhất.
Thấy tôi tỏ vẻ bất ngờ vì cô nữ sinh sinh năm 1996 vốn là dân chuyên Anh (cựu học sinh Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội), Quỳnh cười chia sẻ: “Môn này yêu cầu khá cao và chuyên sâu về kĩ năng viết trong khi đó vào thời điểm năm nhất khi mới chuyển từ phổ thông sang đại học, phần lớn chúng em khá hơn về khả năng giao tiếp so với viết bài sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn. Song cũng nhờ đó mà em nhận thức được hơn hạn chế của mình để cải thiện các kỹ năng cho những học phần ngoại ngữ tiếp theo”.
Trong một môi trường phải cạnh tranh với rất nhiều người giỏi, Quỳnh chia sẻ việc trở thành thủ khoa đầu ra khiến em vô cùng bất ngờ và vui sướng. Quỳnh khiêm tốn cho rằng so với các bạn ở Ngoại thương, em không quá vượt trội về khả năng học tập mà đạt được thành quả này nhờ điểm mạnh nhất của em là hiểu rõ bản thân và biết cách học nào phù hợp với chính mình.
Khác với chương trình truyền thống, học chương trình tiên tiến, Quỳnh không chỉ phải đảm bảo yêu cầu có thể giao tiếp, nghe hiểu để tiếp thu kiến thức trong quá trình học mà gần như học 100% các môn bằng tiếng Anh. Trong đó đến 50% các môn cơ sở ngành và chuyên ngành do các giáo sư nước ngoài giảng dạy và đánh giá. Toàn bộ giáo trình và tài liệu giảng dạy hầu hết là của nước ngoài. “Thường thì 2 năm cuối chúng em sẽ học nhiều môn do giáo sư nước ngoài dạy hơn, trọng tâm vào các môn chuyên ngành”, Quỳnh chia sẻ.
Trong thời gian là sinh viên, Quỳnh cũng xuất sắc nhận được học bổng toàn phần học trao đổi 6 tháng tại Trường ĐH Yokohama City (Nhật Bản) theo chương trình hợp tác với Trường ĐH Ngoại thương. Lần đầu tiên học tập tại một môi trường mới ở nước ngoài, Quỳnh cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ, nhưng vốn được trau dồi các kỹ năng và rèn luyện bản lĩnh qua các hoạt động ngoại khóa, cũng như tiếp xúc với các sinh viên quốc tế khi theo học chương trình tiên tiến của Trường ĐH Ngoại thương, Quỳnh đã nhanh chóng hòa nhập, tận dụng cơ hội để tìm hiểu nền văn hóa của nước bạn. Với nỗ lực vượt qua những cản trở về ngôn ngữ và văn hóa, Quỳnh đã được các giáo sư Nhật Bản đánh giá cao với kết quả học tập là 100% các học phần đều đạt điểm A.
Để môn nào cũng đạt được điểm số cao, Quỳnh chia sẻ bí quyết đầu tiên là cố gắng tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp và tập trung lĩnh hội được càng nhiều kiến thức càng tốt. “Đó là thời gian thầy cô hệ thống hóa và tóm tắt nội dung bài học một cách đầy đủ và tất cả sẽ dễ hiểu hơn nhiều so với khi tự mình đọc tài liệu. Điều quan trọng là sau đó là em xử lý thông tin và viết lại theo ý hiểu của mình, việc này hiệu quả hơn là học slide, vì 1 lần tự mình ghi chép lại là 1 lần ghi nhớ kiến thức”, Quỳnh nói. Sau khi tự xử lý thông tin, với những nội dung không hiểu, em sẽ chủ động hỏi các thầy cô ngoài giờ lên lớp và thường qua hình thức email.
Quỳnh cho rằng, so với bậc phổ thông thì đại học khác hơn rất nhiều khi môi trường đòi hỏi mình phải chủ động trong mọi việc. “Các thầy cô đều rất nhiệt tình giúp đỡ, nhưng với điều kiện mình phải là người chủ động đặt ra các câu hỏi. Bởi với số lượng sinh viên lớn thì việc quan tâm đến từng người như khi học phổ thông là rất khó, trong khi mỗi người sẽ tiếp nhận ở các mức độ khác nhau và có những vấn đề đặt ra khác nhau. Khi mới vào đại học thì em cũng cảm thấy khá lạ lẫm vì môi trường đại học là một môi trường mở và độc lập hơn hẳn so với phổ thông. Nhưng dần dần em thấy đó là một môi trường tốt để tự khám phá bản thân và trưởng thành hơn”. Hỏi là điều Quỳnh không né tránh mà coi đó là việc gần gũi.
Ngoài việc được học cùng với những bạn học tài năng, Quỳnh chia sẻ sự khác biệt của Trường ĐH Ngoại thương là cho em được trải nghiệm môi trường hoạt động ngoại khóa đa dạng, năng động để thỏa sức theo đuổi sở thích và phát huy năng lực của bản thân.
Bên cạnh kết quả học tập đáng nể, cô nữ sinh năng động còn được bạn bè biết đến với vai trò là khối trưởng của toàn khối chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh và Chủ tịch câu lạc bộ Dancing của trường,
Quỳnh còn là trưởng ban tổ chức, thành viên ban tổ chức của nhiều sự kiện trên địa bàn thành phố và nhà trường như Hotsteps Dance Competition 2018, High School Best Dance Crew 2018 (dành cho học sinh phổ thông trung học), Hotsteps Sneakshow 2016,…Với sở thích là âm nhạc và nhảy hiện đại, Quỳnh tham gia luyện tập và biểu diễn tại các sự kiện lớn nhỏ trong và ngoài trường từ khi còn là học sinh phổ thông. Em từng tham gia đội tuyển đại diện Trường ĐH Ngoại thương đi thi đấu Giải thể thao Sinh viên Việt Nam năm 2016. “Em cảm thấy việc tham gia, dành thời gian cho CLB và cho việc nhảy giúp em tìm được một điểm cân bằng cho cuộc sống của mình và có thêm những mối quan hệ ý nghĩa, vì những người bạn thân nhất của em gần như đều là bạn cùng CLB”.
Quỳnh trong một sự kiện nhảy cùng câu lạc bộ. |
Được mọi người đánh giá có tinh thần trách nhiệm tập thể cao, Quỳnh cũng thừa nhận mình là người cực kì cầu toàn và chi tiết trong công việc. “Bản thân em thấy mình tự yêu cầu rất cao ở chất lượng của bất cứ điều gì mình làm. Ngoài ra, em luôn lựa chọn làm việc mình thực sự yêu thích thay vì làm việc đem lại nhiều lợi ích cho bản thân”, Quỳnh chia sẻ.
Giành được suất học bổng thạc sỹ toàn phần trị giá hơn 1 tỷ đồng
Mới đây, cô thủ khoa của Trường ĐH Ngoại thương cũng đón nhận tin vui khi apply thành công và nhận được suất học bổng toàn phần thạc sĩ chuyên ngành Kĩ năng lãnh đạo và tâm lí tổ chức tại BI Norwegian Business School trị giá 45.000 USD (tương đương 1 tỷ đồng), bao gồm cả chi phí sinh hoạt bên cạnh học phí cho 2 năm học.
BI Norwegian Business School là trường kinh doanh lớn nhất ở Na Uy và là trường kinh doanh lớn thứ hai ở châu Âu. Trường chỉ tặng một số lượng học bổng rất ít (khoảng 20) cho sinh viên quốc tế trên toàn thế giới và năm nay, Quỳnh may mắn là 1 trong 3 sinh viên Việt Nam được nhận học bổng này.
“Em được biết tiêu chí đầu tiên nhà trường xét đến là điểm trung bình học tập và thành tích học tập, sau đó đến những đóng góp, thành tích trong hoạt động ngoại khóa và các thành tích cá nhân khác”.
Quỳnh cho biết, ở chương trình thạc sỹ, em sẽ học chuyên sâu hơn về một nhánh nhỏ của Quản trị kinh doanh là tinh thần lãnh đạo và các vấn đề thuộc tâm lí con người, chiến lược nhân sự trong các tổ chức, tập trung cụ thể hơn vào mô hình doanh nghiệp.
“Một trong những mục tiêu chính của em khi lựa chọn đi học thạc sĩ ở nước ngoài là mở rộng tầm nhìn và thế giới quan ở một môi trường quốc tế. Từ đó hiểu thêm về bản thân, định hình rõ ràng hơn nữa được cách tư duy, suy nghĩ, điều mình thực sự muốn làm và có khả năng làm sau khi hoàn thành chương trình học thạc sĩ”.
Chia sẻ về tương lai, Quỳnh cho biết chưa có một dự định thật sự chắc chắn sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ nhưng hiện em dự định quay về Việt Nam sinh sống và làm việc sau 2 năm học. “Em sẽ cố gắng tìm một vị trí phù hợp với mình trong mảng nhân sự hoặc truyền thông, bên cạnh đó cũng phát triển thêm những hoạt động thuộc về sở thích của mình”.
Thanh Hùng
Với tổng điểm 27,75, Trần Phương Thảo (quê Hòa Bình) không chỉ trở thành thủ khoa ngành Sư phạm Ngữ văn mà còn là sinh viên có điểm đầu vào cao nhất Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2018.