Bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Quý Phong,émộtngàytuổihạđườnghuyếtkéodànhận định trận mu đêm nay khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, cho biết bệnh nhi là bé L.T.C, 1 ngày tuổi. Ngày 8/1, bé C. được chuyển từ bệnh viện quận lên Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ vì ọc sữa nhiều, sặc sữa. Khoa Sơ sinh tiếp nhận bé với tình trạng suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh và hạ đường huyết. Bé nhanh chóng được thở máy, điều trị nhiễm trùng và hạ đường huyết. Qua thăm khám và thực hiện xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bé bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Trẻ được điều trị kịp thời bằng corticoid, sandostatin, kết hợp nuôi ăn đường tĩnh mạch với nồng độ đường cao, nuôi ăn sữa mẹ sớm. Sau hơn 25 ngày điều trị, tình trạng hạ đường huyết của bé cải thiện rõ rệt, vấn đề suy hô hấp, nhiễm trùng đã có những chuyển biến tích cực. Bé được chuyển sang nằm khu sơ sinh thường, không cần hỗ trợ hô hấp, dinh dưỡng chuyển sang bú mẹ hoàn toàn và tiếp tục duy trì kháng sinh. Theo các bác sĩ, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh chia 2 nhóm: hạ đường huyết thoáng qua và hạ đường huyết kéo dài. Hạ đường huyết kéo dài ít phổ biến hơn nhưng có hậu quả nặng nề như gây co giật hoặc tổn thương não vĩnh viễn. Tình trạng này được xác định dựa vào lâm sàng và thông qua đo nồng độ glucose huyết thanh. Nguyên nhân chủ yếu là cường insulin máu, nội tiết (suy tuyến yên, thiếu cortisol máu, thiếu glucagon bẩm sinh, thiếu epinephrin), rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hay do nguyên nhân thần kinh.