Ông N.T.N (56 tuổi,Đikhámvìđaubụngpháthiệnungthưdạdàygiaiđoạnsớkeo cup c1 tỉnh Quảng Nam) đi khám ở địa phương vì đau vùng bụng trên. Kết quả nội soi phát hiện khối u ở chỗ nối giữa thực quản và dạ dày. Sau khi hội chẩn đánh giá, bác sĩ xác định người bệnh bị ung thư dạ dày giai đoạn sớm.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Viết Hải, Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết đây là vị trí khó trong điều trị ung thư dạ dày. Để điều trị triệt để, người bệnh cần phải phẫu thuật.
Trước đây, phương pháp thường được sử dụng là cắt toàn bộ dạ dày, ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn uống sau mổ, người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng.
Một phương pháp khác trong tình huống này cắt nửa phần trên dạ dày. Tuy nhiên, việc nối lại thực quản và dạ dày sau khi cắt là một thách thức bởi khi phẫu thuật, cơ tâm vị có chức năng chống trào ngược đã được bỏ đi. Nếu nối trực tiếp, người bệnh sau này có nguy cơ bị trào ngược hoặc khó khăn khi ăn uống, ảnh hưởng đến việc nằm ngủ.
Với trường hợp của ông N., các bác sĩ quyết định cắt nửa phần trên dạ dày, phục hồi lưu thông tiêu hóa kiểu Double-Flap có tái tạo van chống trào ngược hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi. Đây còn được gọi là phẫu thuật bảo tồn chức năng, vừa điều trị khỏi bệnh vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân N. phục hồi tốt, tỷ lệ khỏi bệnh trên 90%. Ca phẫu thuật này được ê-kíp của Tiến sĩ, bác sĩ Võ Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, thực hiện mổ thị phạm trong Hội nghị Ung thư dạ dày Châu Á - Thái Bình Dương với hơn 500 đại biểu tham dự.
Đại diện Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết đơn vị đã triển khai kỹ thuật này từ tháng 4/2018, phẫu thuật cho hơn 20 trường hợp. Kết quả cho thấy phẫu thuật an toàn, tỷ lệ khỏi bệnh cao. Đa số bệnh nhân bảo toàn được chức năng tiêu hóa, chỉ cần tái khám định kỳ để theo dõi và phòng ngừa tái phát.
(责任编辑:Cúp C2)