Tác giả cho biết dành 10 năm để chụp con người mà anh gặp trong những lần đến Tây Bắc. Các tác phẩm được giới thiệu hầu hết có kích cỡ 60x30 cm,ểnlãmảnhphụnữTâyBắctrêngiấydótrực tiếp bóng đá ngoại hạng anh tối nay ghi lại hình ảnh phụ nữ vùng cao trong lao động, sinh hoạt thường ngày qua góc nhìn cận cảnh. ''Tôi dành sự yêu mến đặc biệt cho phụ nữ Việt Nam nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung'', anh nói.
* Một số hình ảnh trong triển lãm
Ngoài trưng bày ảnh, triển lãm còn có nhiều hiện vật tái hiện cuộc sống vùng núi. Ở giữa không gian, tác giả sắp đặt khung nhà gỗ với bàn và những chiếc ghế mây. Phía xung quanh, anh cùng êkíp mang đến không khí núi rừng thông qua mùi gia vị, cây cỏ.
Nguyễn Thanh Tuấn có niềm hứng thú với giấy dó khi tiếp xúc qua những người bạn là họa sĩ. Giai đoạn 2014-2019, anh dành thời gian tìm tòi và phát hiện chất liệu này có khả năng xuyên sáng tốt. Trong một lần bộ nhớ ảnh hết dung lượng, tác giả nảy ý tưởng in các tác phẩm của mình lên giấy dó để giới thiệu đến công chúng.
Theo Thanh Tuấn, nếu biết cách bảo quản, giấy dó có thể bền hơn nhiều loại khác. Khi chạm vào, độ sần của chất liệu gợi cảm giác thú vị, như "được chạm vào một miền ký ức''. Nhưng do không thấm mực, tác giả phải tăng độ sáng của ảnh trước khi in để đảm bảo chất lượng. Anh cũng xử lý trên mặt và mép giấy, giúp máy in dễ thao tác. Nhiếp ảnh gia dành khoảng hai tháng hoàn thành công đoạn đưa ảnh lên giấy dó.
Ban đầu, tác giả dự định trưng bày hơn 120 bức ảnh, cuối cùng giảm còn khoảng 80 để không ảnh hưởng trải nghiệm của người xem. Trong số đó, nhiếp ảnh gia ấn tượng nhất chân dung một phụ nữ khiếm thính. Kết hôn với người có hoàn cảnh như mình, bà sinh được những người con khỏe mạnh, cùng chồng nỗ lực nuôi họ thành tài.