Từ quý II/2022,ứclươtỷ số 7m sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, sự hồi phục và phát triển của ngành hàng không đã có nhiều tín hiệu rõ nét, kèm theo đó là sự tăng trưởng trong nhu cầu nhân lực ngành hàng không nói chung và kỹ thuật hàng không nói riêng.
Ngày 23/5, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) tổ chức hội thảo “Đào tạo và nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật hàng không tại Việt Nam” với sự tham gia của các trường đại học, doanh nghiệp hàng không lớn của Việt Nam và Pháp.
Hội thảo kết nối và cung cấp thông tin, cập nhật nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật hàng không tại Việt Nam trong bối cảnh mới. Đồng thời, cũng là diễn đàn liên ngành để các cơ sở đào tạo và các nhà tuyển dụng chia sẻ về hoạt động đào tạo và thị trường việc làm hiện nay của ngành kỹ thuật hàng không.
Hội thảo này cũng là nơi trao đổi và kết nối sinh viên, giảng viên, các cơ sở đào tạo về hàng không với các doanh nghiệp về mặt đào tạo, thực tập và cơ hội việc làm.
Nói về triển vọng ngành hàng không, ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho hay, nhu cầu về phát triển đội bay ở thời điểm này rất lớn. Thị trường ngành hàng không đã phục hồi, thậm chí tăng trưởng mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.
“Thực tế, ngành hàng không đã quay trở lại. Đến thời điểm hiện tại, thị trường nội địa thậm chí còn vượt so với mức của năm 2019. Khoảng cuối năm nay, thị trường quốc tế cũng sẽ hồi phục được như hồi năm 2019”, ông Thắng nói.
Ông Thắng cho hay, cũng vì thế, thách thức đang đặt ra là thiếu hụt nhân lực cho ngành hàng không.
“Ở thời điểm Covid-19, các hãng hàng không, nhà sản xuất, cơ sở bảo dưỡng cho nghỉ việc rất nhiều lao động. Khi nhân viên hàng không nghỉ việc, họ tìm được những cơ hội việc làm mới và khi đại dịch Covid-19 dần hết, người ta không quay trở lại với ngành hàng không. Ví dụ như ở Bắc Mỹ, năm 2023, đánh giá thiếu hụt khoảng 18% phi công so với nhu cầu; về kỹ sư máy bay thiếu hụt 14% lao động,...”, ông Thắng nói.
Nếu xét tổng quan cả thế giới, theo ông Thắng, đến năm 2041 sẽ cần hơn 2 triệu nhân lực hàng không liên quan đến công việc phi công, tiếp viên và nhân viên kỹ thuật. Riêng khu vực Đông Nam Á là khoảng gần 200.000 người, trong đó, nhân viên kỹ thuật chiếm khoảng 38.000 người.
“Như vậy có thể thấy, nhu cầu về nhân lực cho ngành hàng không là rất lớn. Tương lai của ngành hàng không cũng như nghề nghiệp rất tươi sáng, chỉ phụ thuộc vào việc các bạn trẻ có thực sự học và đáp ứng được nhu cầu. Bởi với ngành hàng không, nhu cầu về nhân lực rất nhiều, song đòi hỏi chất lượng cao”, ông Thắng nói.
“Khi thị trường phục hồi, các hãng hàng không đều có nhu cầu tuyển dụng vào rất nhiều vị trí, bao gồm cả nhân viên kỹ thuật. Hằng năm, chúng tôi vẫn tuyển, lên đến cả trăm kỹ sư mới. Nhu cầu có thể nói là rất lớn và cơ hội việc làm ở rất nhiều cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng”.
Theo ông Thắng, khi có chứng chỉ hoạt động, lương của nhân viên kỹ thuật hàng không có thể lên đến 40-50 triệu đồng/tháng. Nhân viên kỹ thuật hàng không gồm nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
“Khi có trình độ chuyên môn thực sự, nếu trở thành đại diện cho các nhà sản xuất như Boeing, Airbus... mức thu nhập có thể lên tới trăm triệu. Tuy nhiên, đòi hỏi về trình độ năng lực cũng rất lớn. Khi đó các bạn có thể làm không chỉ ở thị trường Việt Nam mà có thể ở cả nước ngoài nữa”, ông Thắng nói.
Ông Tạ Minh Trọng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay, Cục Hàng không Việt Nam cho hay, một điểm thuận lợi thấy rõ là các hãng hàng không đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt kế hoạch phát triển đội tàu bay rất mạnh. Trong khi năng lực bảo dưỡng tàu bay, động cơ, thiết bị hiện nay tại Việt Nam còn ở mức hạn chế. Đây là cơ hội cho nguồn nhân lực bảo dưỡng tàu bay phát triển.
Chưa kể, theo ông Trọng, sân bay Long Thành đang trong quá trình xây dựng quy hoạch dành 16ha để làm hangar (xưởng để máy bay - PV) bảo dưỡng tàu bay. Mỗi hangar với diện tích khoảng 1ha. Giai đoạn 1 đến năm 2025 xây 4 hangar bảo dưỡng tàu bay thân lớn. Mỗi hangar bảo dưỡng máy bay thân lớn này cần phải có ít nhất 300 nhân viên kỹ thuật có giấy phép (theo luật được định nghĩa là nhân viên hàng không).
“Để phụ việc cho 300 nhân viên này, có thể phải cần số nhân viên phụ việc gấp 3 lần. Như vậy nhu cầu là rất lớn”, ông Trọng nói.
Như vậy, theo ông Trọng, dư địa ngành hàng không còn rất lớn và “chỉ sợ các bạn trẻ không đủ nhiệt huyết, đam mê mà thôi”. Bởi bản chất là kỹ sư nhưng khi vào làm, sẽ là các nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, là “thợ”.
“Thực sự các em phải làm việc trong môi trường căng thẳng, kỷ luật cao, thậm chí trong điều kiện làm việc khắc nghiệt. Nhiệt độ ngoài đường băng ở vị trí động cơ khi máy bay vừa bay về có khi lên đến 60-70 độ C, song kỹ thuật viên vẫn phải làm việc. Các em phải có sức khỏe, chưa kể tuân thủ, đảm bảo những điều kiện về an ninh, an toàn hàng không...”, ông Trọng nói.
Theo ông Trọng, để theo học ngành kỹ thuật hàng không, học viên có thể là người tốt nghiệp THPT. Song, nếu học qua đại học, con đường phát triển sẽ ngắn hơn. Các trường đại học trong nước mà sinh viên có thể theo học ngành kỹ thuật hàng không như ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM, Học viện Phòng không - Không quân...
Ông Trọng cho hay, nhân viên kỹ thuật hàng không mức A (sơ đẳng) như thay lốp, phanh, nạp dầu máy bay và các công việc đơn giản khác, hiện, mức lương được các hãng trả dao động từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng. Với mức B đòi hỏi nhân viên tư duy hệ thống khi tham gia sửa chữa máy bay, mức lương dao động từ 35-40 triệu đồng/tháng. Với nhân viên mức C - bảo dưỡng nội trường (hangar), cần tư duy nhất và đòi hỏi nắm chắc luật an toàn bởi phải rà soát tổng thể, ký cho máy bay hoàn tất bảo dưỡng nội trường, mức thu nhập cao hơn mức B khá nhiều. |
(责任编辑:Cúp C1)