Một nghiên cứu được các bác sĩ ở Khoa Phụ Nội tiết,ấuhiệugiúpchamẹpháthiệncongáinhỏcódịvậtâmđạlịch bóng đá kèo nhà cái Bệnh viện Phụ sản Trung ương vừa công bố giữa tháng 8 cho thấy trong 5 năm gần đây, bệnh viện này tiếp nhận 19 trường hợp bé gái từ 2-9 tuổi có dị vật âm đạo.
Thạc sĩ Đặng Anh Linh, Trưởng khoa Phụ Nội tiết, cho biết đa số trẻ đến viện đều đã trải qua giai đoạn ra dịch kéo dài và điều trị nhiều nơi, nhiều đợt kháng sinh trước khi đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương và chẩn đoán có dị vật âm đạo
Việc tìm hiểu bệnh sử của trẻ khó khăn, chỉ một số ít có thể khai thác được qua gia đình, người giám hộ hay cô giáo.
Trong số 19 bệnh nhi này, có 11 trẻ từ 4-6 tuổi (gần 58%), 6 trẻ từ 7-9 tuổi, số còn lại dưới 3 tuổi. 12 trẻ được chẩn đoán dị vật âm đạo do ra dịch viêm âm đạo. Hơn 42% trẻ xuất hiện triệu chứng bệnh từ 1-6 tháng trước khi đến khám. Hơn 31% trẻ xuất hiện triệu chứng ngay sau khi có dị vật. Cá biệt có 3 trẻ xuất hiện triệu chứng sau 1 năm, thậm chí 2 năm.
Sau khi nội soi, bác sĩ phát hiện dị vật trong âm đạo trẻ là những vật dụng nhỏ mà trẻ hay cầm trên tay như sợi bông, cục bông, dây chun, cao su mảnh, pin… Đặc biệt, 4 trẻ có vết đỉa cắn do tai nạn liên quan đến tắm ao hồ, sông suối. Những trường hợp này được phát hiện sớm nhất vì trẻ có đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ra máu đỏ kéo dài cấp tính.
"Đỉa có một loại enzym trong nước bọt có tên là Hirudin có tác dụng chống đông máu kéo dài nhiều giờ kể cả khi đỉa đã rời ra khỏi vết thương nên dễ chẩn đoán và xử trí", bác sĩ Linh cho biết. Các trường hợp dị vật trẻ tự đặt vào nhưng không cung cấp được thông tin khiến việc chẩn đoán rất khó khăn, kéo dài.
Theo bác sĩ Linh, dị vật âm đạo thường xuất hiện ở phụ nữ trưởng thành liên quan đến các hành vi có ý thức. Nhưng người trường thành có khả năng tự lấy dị vật hoặc xác định được nguy cơ có dị vật liên quan nên các biến chứng ít hoặc không có. Ngược lại, trẻ em có dị vật âm đạo thường xuất phát vô tình hoặc không ý thức được các hành vi gây hại cho mình nên việc chẩn đoán và xác định dị vật trở nên khó khăn hơn.
Dị vật âm đạo không phổ biến ở trẻ nhỏ trước hành kinh. Các nghiên cứu đều thấy xét nghiệm cận lâm sàng rất ít có giá trị trong chẩn đoán dị vật âm đạo do các dị vật không cản quang và quá nhỏ. Trong nghiên cứu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 3/19 trường hợp không có hình ảnh nghi ngờ, trên 80% không phát hiện bất thường.
Riêng tổn thương do pin có nguy cơ bỏng và loét do hóa chất sẽ rất nặng nề, nếu không phát hiện sớm trẻ phải đối diện với nguy cơ dính, chít hẹp âm đạo do bỏng.
Theo nhóm nghiên cứu, triệu chứng ra dịch âm đạo kéo dài, ra máu bất thường, điều trị kháng sinh cho biểu hiện viêm ở trẻ không hiệu quả là dấu hiệu quan trọng gợi ý cha mẹ, y tế tuyến cơ sở nghĩ tới dị vật âm đạo ở bệnh nhi.