Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 dành riêng Mục 2 Chương V với 14 điều (từ Điều 50 cho đến Điều 63) để quy định về chế độ thai sản dành cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc.
Về cơ bản,ườilaođộnghưởnglợilớnvớichếđộthaisảnmớmu vs mc hôm nay chế độ thai sản theo Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 kế thừa hầu hết các quy định của chế độ thai sản hiện hành (theo Luật BHXH năm 2014).
Tuy nhiên, chế độ thai sản mới theo Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 mở rộng thêm đối tượng được hưởng, nới lỏng điều kiện được hưởng… nên người lao động được hưởng lợi nhiều hơn so với Luật BHXH năm 2014.
Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 50 Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024.
Theo đó, luật mới bổ sung thêm trường hợp lao động nam đang tham gia BHXH bắt buộc có vợ mang thai hộ sinh con cũng được hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, theo Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024, có 9/13 nhóm lao động là công dân Việt Nam và người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản trong 7 trường hợp.
Về điều kiện hưởng chế độ thai sản, Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 quy định tương tự như Luật BHXH năm 2014.
Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 chỉ bổ sung thêm trường hợp lao động nữ sinh con phải nghỉ việc để điều trị vô sinh sẽ được nới lỏng điều kiện thời gian đóng BHXH.
Cụ thể, trường hợp này, lao động nữ chỉ cần đóng BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con là đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Nguyên nhân là nhiều lao động nữ hiếm muộn phải xin nghỉ việc không lương nhiều tháng (không đóng BHXH bắt buộc trong thời gian này) để điều trị, hoặc phải nghỉ dưỡng thai sớm nên khó đáp ứng được điều kiện thời gian đóng BHXH trong 12 tháng trước khi sinh con theo Luật BHXH năm 2014.
Quy định bổ sung trên của Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 sẽ giúp nhiều lao động nữ rơi vào cảnh hiếm muộn, điều trị vô sinh có cơ hội được nhận chế độ thai sản, hỗ trợ họ trong thời gian sinh con.
Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại Điều 58 Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024.
Điểm khác cơ bản so với Luật BHXH năm 2014 là Luật mới mở rộng thêm đối tượng lao động nữ mang thai hộ cũng được hưởng trợ cấp thai sản một lần.
Về mức trợ cấp một lần, Luật BHXH năm 2014 quy định bằng 2 lần mức lương cơ sở cho mỗi con tại tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 quy định mức trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức tham chiếu tại tháng lao động nữ sinh con, nhận con do nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi.
Mức tham chiếu sẽ bằng mức lương cơ sở. Khi bỏ lương cơ sở thì mức tham chiếu sẽ do Chính phủ quy định, tối thiểu là bằng mức lương cơ sở.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)