Đó là hình ảnh rất đỗi ngọt ngào mà bà chủ TH true MILK Thái Hương nói về nguồn lực đóng góp của cộng đồng dành cho Chương trình Sữa học đường. Gọi chương trình Sữa học đường quốc gia là cánh cửa hạnh phúc của trẻ em Việt Nam,àmẹxãhộimởcánhcửahạnhphúcchotrẻViệbxh bóng đá pháp bà Thái Hương tin rằng những “bà mẹ xã hội' sẽ giúp trẻ em nghèo trên khắp cả nước chạm tới cánh cửa này.
Trong đêm hội Cầu truyền hình trực tiếp Sữa học đường- Vì tầm vóc Việt diễn ra ở 3 đầu cầu Hà Nội, Nghệ An, TP.HCM, ý tưởng Bà mẹ xã hội được ủng hộ mạnh mẽ. Đầu mối huy động nguồn lực của Bà mẹ xã hội là tài khoản Sữa học đường- Vì tầm vóc Việt đã nhận được những khoản ủng hộ lớn đầu tiên cho trẻ em nghèo
“Bà mẹ xã hội” nâng giấc mơ tầm vóc Việt
Nuôi được bò, làm ra sữa tốt, cải tổ ngành sữa, doanh nhân Thái Hương đang tiếp tục thực hiện mục tiêu mới: Đưa sữa phục vụ đông đảo trẻ em trong chương trình mang tầm vóc quốc gia.
Những năm qua, cái tên Thái Hương và TH true MILK khiến ngành sữa trong nước sôi sục. Câu chuyện của bà Thái Hương không chỉ là việc lách cửa hẹp, thành công trong một thị trường đã định hình. Mà cao hơn, bà đã làm “đảo lộn”, thay đổi bản chất ngành sữa khi tạo ra sự chuyển dịch ngầm: Các đại gia trong và ngoài ngành sữa quay ra lập trại, nuôi bò để cạnh tranh lại với TH true MILK.
Sự đột phá trong một ngành nghề kinh doanh chuyên biệt sẽ không có gì đáng để tốn nhiều giấy mực nếu đó không phải là ngành sữa - một ngành có khả năng tác động sức khoẻ, mở ra tương lai cho thế hệ trẻ. Với bà Thái Hương, khi đã có tiếng vang trong và ngoài nước, mối bận tâm lớn nhất của bà hiện nay là làm sao đưa được những ly sữa tốt nhất đến cho trẻ em nhằm tạo ra nguồn nhân lực khoẻ về thể chất và tinh thần trong tương lai.
Bà Thái Hương với tấm lòng rộng mở “Vì tầm vóc Việt” |
Trong câu chuyện ngành sữa, việc bà ấp ủ, chuyên tâm nhất hiện nay chính là làm sao đưa được loại sữa tươi phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vào tất cả trường học trên toàn quốc (không chỉ của TH true MILK mà có các hãng sữa khác tham gia) và tất cả trẻ em đều được uống sữa học đường, không kể giàu nghèo.
Tại cầu truyền hình trực tiếp, bà rất thẳng thắn chia sẻ: “Trong số hơn 12 triệu trẻ em mẫu giáo, tiểu học hiện nay chỉ có 1 triệu trẻ thuộc gia đình nghèo; trẻ thuộc gia đình cận nghèo khoảng 400 nghìn trường hợp; những con số đó không quá lớn. Vì vậy, để Chương trình này được thành công, không còn con đường nào khác đó là sự tham gia của “bà mẹ xã hội”. Đây phải coi là cuộc cách mạng nguồn lực cho đất nước, khi chúng ta quyết tâm hoàn toàn có thể làm được”.
Ở các nước mạnh về tài chính, cái việc cho trẻ uống sữa ở trường như một việc đương nhiên do chính quyền lo liệu. Ở ta, dù được hoạch định cách đây 5 năm nhưng chương trình sữa học đường quốc gia vẫn không triển khai được. Thế nên, những năm qua, sữa học đường tự phát. Trẻ thành phố được bố mẹ đóng tiền; trẻ ở nông thôn, miền núi thì bữa đực bữa cái từ nguồn sữa từ thiện.