Ngay từ những ngày đầu năm mới 2010,ữalạicólýdođểtănggiácúp c1 các đội gần như các nhãn hiệu sữa trong và ngoài nước đều lần lượt tăng giá từ 5-10%. Ngoài ra, một số nhóm hàng nhập khẩu có liên quan đến nguyên liệu sữa như bánh, kẹo, bơ, phô mai... cũng đã tăng giá từ 5-15%. Khi người tiêu dùng còn chưa hết bàng hoàng với đợt tăng giá này thì vào ngày 11-2 vừa qua, hãng sữa Việt Nam Vinamilk lại “tiên phong” tăng giá các sản phẩm với mức gần 10%. Kế đó, các sản phẩm sữa của hãng Mead Johnson cũng áp dụng giá mới với mức tăng khoảng 8%.
Việc các thương hiệu sữa tăng giá là vấn đề không còn mới và dường như đã trở thành chuyện sớm hay muộn, ngắn hạn hay dài hạn theo quy luật. Tính từ ngày 1-1 đến 11-2, tức chỉ trong vòng 40 ngày, các nhãn hiệu sữa nội lẫn ngoại đã 2 lần tăng giá, cộng dồn lại đến nay là 20%. Như các lần trước, nhà kinh doanh đưa ra nhiều lý do cho việc tăng giá sữa là do giá nguyên liệu, chi phí bao bì, phí vận chuyển, lương nhân viên... đều tăng nên phải tăng giá bán. Tuy nhiên, ở lần tăng giá này hãng sữa Việt Nam Vinamilk đã khiến cả người bán lẫn người mua bức xúc.
Thông thường trước khi tăng giá sữa, nhà phân phối đều báo trước với các cửa hàng, thế nhưng đợt tăng giá này thì khác hẳn, ngày 29 âm lịch (tức 11-2) hãng Vinamilk âm thầm tăng giá bán mà không cần thông báo trước. Lúc này những ai lấy hàng đều bị tính giá cao hơn, hỏi nhà phân phối, thậm chí các quản lý kho của công ty cũng không ai biết mức giá tăng cụ thể của từng mặt hàng ra sao? Đến ngày 22-2 vừa qua, người bán mới biết giá tăng là do tỷ giá USD thay đổi.
TRÚC HUỲNH