Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tạo ra những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được coi là xu hướng tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc,ìnhPhướcđẩymạnhứngdụngcôngnghệdựbáotìnhhìnhnôngsảnchủlựkết quả bóng đá truc tiep qua đó làm thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà.
Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Thực hiện mục tiêu này, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Kế hoạch số 363/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản” trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch này là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hoá trong việc thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản của tỉnh. Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản của các tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp; góp phần tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cho nông sản của tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, ứng dụng hạ tầng công nghệ thông tin, số hoá và hoàn thành thu thập, thông tin, dữ liệu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp, phục vụ xây dựng kho dữ liệu nhằm phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản chủ lực, địa phương của tỉnh và sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn. Tham gia hệ thống mạng lưới cung cấp, kết nối thông tin thường xuyên, định kỳ về Trung tâm dữ liệu tập trung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống. Thường xuyên cung cấp thông tin, dữ liệu về tình hình thị trường nông sản phục vụ phân tích, dự báo, đảm bảo tính thống nhất, chính xác và kịp thời cho các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các tô chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã.
Đồng thời, định hướng đến năm 2030, ứng dụng hiệu quả các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật...) trong thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản của tỉnh. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã có thể tìm kiêm, khai thác, sử dụng các thông tin, dữ liệu phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản (trừ dữ liệu mật) trên môi trường mạng Internet hoặc cổng cung cấp dữ liệu mở của ngành, tỉnh. Phát triển hệ thống mạng lưới cung cấp, kết nối thông tin thường xuyên, định kỳ về trung tâm dữ liệu tập trung; thu hút được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống thu thập thông tin, phân tích, dự báo thị trường nông sản. Phát triên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị trường nông sản.
Để đạt được những mục tiêu trên, UBND tỉnh đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như: Ứng dụng và vận hành Trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp và PTNT (data warehouse/kho dữ liệu) chuyên sâu, phục vụ phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản; ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản của tỉnh; hợp tác, phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản; ứng dụng quy trình vận hành hệ thống thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản, thống nhất ở các cấp, ngành; theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích, dự báo tình hình thị trưòng nông sản.