Chủ trương phát triển vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái ở xã Thanh Tuyền của huyện Dầu Tiếng nhanh chóng mang lại quả ngọt cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có được kết quả này chính là nhờ chủ trương đúng đắn của Huyện ủy Dầu Tiếng,ảngọttừmộtchủtrươdự đoán tỷ số tottenham sự đồng thuận cao của người dân.
Việc phát triển ổn định cây măng cụt sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch sinh thái cho huyện Dầu Tiếng trong thời gian tới. Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn Tỵ đang chăm sóc vườn măng cụt của gia đình. Ảnh: K.VINH
Một chủ trương kịp thời
Năm 2011, khi đến Thanh Tuyền để viết về phong trào phát triển vườn cây ăn trái, nuôi cá ở xã này, chúng tôi thấy vùng đất này có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng chưa được khai thác tốt. Thanh Tuyền với địa hình thấp nằm bên sông Sài Gòn rất thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái. Nhưng với tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún của người dân nơi đây nên xã vẫn còn những ruộng lúa cho năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém. Cây măng cụt đầu tiên ở Thanh Tuyền chỉ được trồng… cho vui trong vườn nhà ông Tô Thời Mến cách nay đã hơn 20 năm.
Điều bất ngờ với nhiều người là chỉ trong thời gian ngắn, vài năm trở lại đây cây măng cụt ở đây đã cho năng suất cao, chất lượng quả tốt. Măng cụt từ đó được nhiều người dân trong xã chọn trồng thay cho các loại cây ăn trái kém hiệu quả khác.
Tuy vậy, măng cụt ở Thanh Tuyền tuy được người dân trồng nhiều nhưng do trồng tự phát, ít quan tâm đầu tư về khoa học - công nghệ, giống tốt, cách bón phân… nên chất lượng không bảo đảm và thường xuyên bị thương lái ép giá khi vào mùa. Trước tình hình đó, năm 2012 Huyện ủy Dầu Tiếng đã lãnh đạo xây dựng Dự án phát triển vườn cây ăn trái đặc sản măng cụt gắn với du lịch xã Thanh Tuyền giai đoạn 2012-2014 (dự án). Mục tiêu của dự án là nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm vườn cây và hiệu quả kinh tế cho vùng đất ven sông Sài Gòn. Từ đó, từng bước hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái, đặc biệt là cây măng cụt, góp phần phục vụ phát triển du lịch sinh thái.
Tham gia dự án, nông dân xã Thanh Tuyền được hỗ trợ 100% chi phí mua và vận chuyển cây giống, 50% chi phí khai hoang và 30% vật tư; được hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật... Dự án giúp nông dân nắm được quy trình, kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt, cho năng suất cao và đạt lợi nhuận từ 150 - 240 triệu đồng/vụ.
Giấc mơ đang trở thành hiện thực
Anh Huỳnh Văn Lợi ở ấp Suối Cát, xã Thanh Tuyền, cho biết nếu được chăm sóc tốt, một cây măng cụt 10 năm tuổi có thể cho năng suất từ 45 - 50kg. Với giá bán từ 30.000 - 50.000 đồng/ kg như hiện nay, một cây măng cụt có thể cho thu nhập hơn 1 triệu đồng. Một ha đất trồng hơn 130 cây thì mỗi mùa vụ cho thu hoạch hơn 150 triệu đồng. Như vậy có thể thấy, trồng măng cụt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Còn ông Phạm Văn Hơn có 10 năm kinh nghiệm trồng măng cụt ở Thanh Tuyền, cho biết: “Nếu được trồng bài bản, thu nhập từ trồng cây măng cụt vượt xa cây cao su và một số cây ăn trái khác. Gia đình tôi hiện trồng hơn 1 ha măng cụt, tuy trồng xen canh nhưng vườn cây vẫn cho năng suất khá cao. Điều đó cho thấy đây là loại cây trồng hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận”.
Trước đây, gia đình ông Nguyễn Văn Tỵ chỉ biết canh tác lúa nước trên đất nhiễm phèn, cho năng suất rất thấp. Sau đó ông mạnh dạn chuyển sang trồng 1 ha măng cụt với khoảng gần 200 gốc theo kỹ thuật mới. Đến nay măng cụt trong vườn nhà ông đã trĩu quả, cây liên tục cho năng suất cao, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho gia đình. Năm nay măng cụt nhà ông tiếp tục được mùa, được giá; ông thu hoạch được khoảng 3,5 tấn măng cụt, cho thu nhập hơn 120 triệu đồng. Không những thế, liên tục trong các năm từ 2012 đến nay, măng cụt của nhà ông liên tục đoạt giải cao khi đại diện cho địa phương tham gia Hội thi trái cây Nam bộ.
Theo lãnh đạo Đảng ủy xã Thanh Tuyền, sự phát triển ổn định, bền vững của những vườn măng cụt ở Thanh Tuyền không chỉ mang lại nguồn thu nhập khá cho người nông dân mà còn thể hiện sự đúng đắn, kịp thời từ chủ trương của Huyện ủy Dầu Tiếng. Sau 3 năm thực hiện dự án, diện tích vườn cây măng cụt của xã Thanh Tuyền đã phát triển nhanh chóng, lên đến 15 ha. Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Trong tương lai, con số ấy không dừng lại.
Theo quy hoạch tổng thể của Dự án phát triển vườn cây ăn trái đặc sản măng cụt gắn với du lịch mà huyện Dầu Tiếng đã phê duyệt, vùng măng cụt của xã Thanh Tuyền có diện tích 176 ha. Một khi diện tích vườn cây ăn trái phát triển ổn định, tạo thành vùng chuyên canh có thương hiệu riêng, Thanh Tuyền chắc chắn sẽ là điểm đến của nhiều du khách gần xa, qua đó tạo điều kiện cho ngành du lịch của địa phương phát triển. Và khi đó giấc mơ làm du lịch sinh thái của người nông dân làm vườn ở Thanh Tuyền cũng sẽ được hiện thực hóa một cách sinh động, mạnh mẽ.
KHÁNH VINH