Các món ăn trong ngày 5/5 âm lịch - ngày Tết Đoan Ngọ có tác dụng diệt trừ sâu bọ như quan niệm người xưa đồng thời giúp giải nhiệt trong những ngày đầu hè oi bức.
1. Cơm rượu nếp:
Với ý nghĩa giết sâu bọ,ónngontếtĐoanNgọkhôngthểkhônglàtỷ lệ keo cơm rượu nếp là món ăn không thể thiểu trong buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ. Bởi theo quan niệm vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt. Rượu nếp có hương thơm và vị ngọt tự nhiên mà bạn không cần phải dùng đến đường.
Ở mỗi vùng miền cách ủ cơm rượu lại khác nhau. Nếu như cơm rượu nếp của người miền Bắc để các hạt tơi, thì ở miền Trung cơm rượu lại được ép thành khối còn miền Nam thì được viên tròn. Tuỳ theo khẩu vị của từng nhà bạn có thể thử nghiệm từng cách làm riêng để cả nhà đều thấy thích.
Rượu nếp kiểu Huế là loại thức uống giải khát thông dụng của người dân nơi đây. Viên cơm nếp lên men vừa tới, mùi men nhẹ chưa quá gắt pha cùng đá sẽ xua tan đi cơn khát cực nhanh. Nước rượu nếp bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để tránh lên men rượu nhiều. Khi uống cho thêm đá vào cốc, ăn cả cơm rượu nếp và nước sẽ rất ngon.
Trong cách làm cơm rượu nếp kiểu miền Nam này, cơm nếp nấu quá khô sẽ không tiết được nhiều nước rượu, quá nhão thì viên cơm rượu không được chắc, sẽ bị rã ra. Bạn cần lưu ý độ "hút" nước của nếp cũ và mới là khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ 1:1 như trong hướng dẫn này là một tỉ lệ khá an toàn, thường cho ra món cơm nếp vừa dẻo.
Cách làm cơm rượu nếp kiểu miền Nam sẽ cho bạn món cơm rượu nếp mềm hơn, khác với rượu nếp sần sật của miền Bắc, mỗi món mỗi vị đặc trưng riêng. Món này kết hợp với xôi vò thì ngon tuyệt. Người miền Nam thường khởi đầu ngày Tết Đoan Ngọ với món cơm rượu - xôi vò này để "diệt sâu bọ" trước, sau đó sẽ là món bánh ú truyền thống đấy!
2. Bún măng vịt:
Tết Đoan Ngọ, ngoài rượu nếp cùng các loại trái cây, không ít gia đình còn có thêm các món ăn từ thịt vịt. Theo quan niệm của người xưa thì ngày 5/5 âm lịch là ngày khí trời nóng nực, nhiệt độ cao nên người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt - hàn giữa Trời và Người. Chính vì vậy món ăn từ thịt vịt luôn được mọi người lựa chọn trong dịp này. Bún vịt nấu măng có vị ngọt thơm của nước dùng, vị đậm đà của những sợi măng và không thể không kể vị ngon của những miếng thịt vịt. Tết Đoan Ngọ năm nay, bạn cũng thử món bún vịt nấu măng ngon tuyệt đãi cả nhà nhé!
3. Bánh gio:
Bánh gio là thứ bánh truyền thống có trong dịp tết Đoan Ngọ. Bánh gio có vị thanh mát nên rất phù hợp vào tiết trời nóng bức. Bánh có vị ngai ngái nồng nồng của nước tro tàu nhưng khi đã nếm thử sẽ thấy vị mát, thanh và rất tốt cho đường tiêu hoá. Bóc lớp lá, lấp ló phía trong một khối màu hổ phách trong vắt. Cắt từng miếng bánh chấm với chút mật mía vàng óng ả, thơm phức sẽ cảm nhận sự hoà quyện tuyệt vời khó có thể thấy ở bất kỳ món ngon nào khác.
4. Món ngon từ các loại trái cây đúng mùa:
Ngoài những món ăn kể trên phải nhắc đến các thứ quả đặc trưng thường có vào dịp Tết Đoan Ngọ như mận, vải... tuy nhiên nếu muốn đổi vị cho cả nhà bạn có thể trổ tài làm các món khác nhau từ những thứ quả này nhé!
Nước mận có màu đỏ đẹp mắt, miếng mận vẫn giữ được độ giòn sật có thoảng chút vị chát của vỏ.
Mận lắc là món ăn vặt đảm bảo sẽ khiến ai cũng phải xuýt xoa thèm muốn bởi màu sắc bắt mắt, hương vị hài hoà.
Thạch vải là một trong những lựa chọn lý tưởng vừa thơm ngọt mát – đến môi trôi đến họng - mà lại tốt cho sức khoẻ.
(Theo Afamily.vn)
Tin liên quan:
5 điều cần biết khi cúng gia tiên dịp Tết Đoan Ngọ