GS Nguyễn Kim Phi Phụng: Tôi như bụi tre già xù xì rậm rạp_kết quả indo
- Hơn 60 tuổi,ễnKimPhiPhụngTôinhưbụitregiàxùxìrậmrạkết quả indo GS.TS Nguyễn Kim Phi Phụng, giảng viên bộ môn Hoá hữu cơ, khoa Hoá học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM vẫn hằng ngày cần mẫn bên các học trò trong phòng thí nghiệm.
Trò chuyện với VietNamNet, GS Phụng ví mình như một bụi tre già cỗi xù xì, rậm rạp nhưng luôn có những cây tre non đã vươn mình lên trời xanh và nhiều mậm măng lớn, nhỏ lú nhú trong bụi.
Luôn động não: "Hết đề tài này thì mình làm gì?"
Phóng viên:Gắn bó với nghiên cứu khoa học đã hơn 40 năm có bao giờ cô nghĩ công việc này thật sự phù hợp với mình không?
- GS.TS Nguyễn Kim Phi Phụng: Tôi nghĩ phụ nữ làm trong phòng thí nghiệm sẽ quá hợp với điều kiện phải kiếm được một ông chồng là trụ cột tài chính cho cả gia đình. Nghiên cứu khoa học là công việc không đưa lại thu nhập cao, không thể có một cuộc sống thỉnh thoảng đi chơi, đi ăn nhà hàng sang trọng.
GS.TS Nguyễn Kim Phi Phụng, Giảng viên bộ môn Hoá hữu cơ, khoa Hoá học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM. |
Công việc nghiên cứu khoa học không đòi hỏi chúng tôi phải dành 100% thời gian trong phòng thí nghiệm mà có thể du di để cùng làm được những công việc khác.
Có lẽ ưu thế nhất với phụ nữ làm nghiên cứu là không bị áp đặt về mặt thời gian.
Nếu trong gia đình có thu nhập ổn định, người phụ nữ không phải lo lắng về mặt tài chính thì việc này là rất lý tưởng.
Nhiều người nói phụ nữ làm khoa học sẽ không còn mềm mại nữa mà đã bị "khô hoá:...
- Tôi nghĩ khô khan là do bản tính người chứ không phải làm khoa học khiến mình trở nên khô khan.
Chúng tôi vẫn lãng mạn đó chứ (cười).
Ngoài công việc, chúng tôi có gia đình, rồi lu bu với chồng con, vẫn có những buổi cô và nhiều trò cùng đi thu hái mẫu cây ở rừng ngập mặn Cần Giờ...
Những người làm nghiên cứu cần sự tĩnh tâm rất lớn. Khi đang làm việc có khi nào cô bị phân tâm không?
- Khi đã vào phòng làm việc, khoác lên mình chiếc áo ở phòng thí nghiệm, chúng tôi không có thời gian để suy tư những việc bên ngoài.
Nếu có thời gian, chúng tôi lại phải chuẩn bị những đề tài mới và phải đặt ra điều này điều nọ. Khi đã nghiên cứu, chúng tôi không thể để đầu óc nghỉ vì rất sợ rơi vào trường hợp “hết đề tài này thì mình làm gì”?
Đây là thời gian đòi hỏi phải luôn tĩnh tâm, đặc biệt là buổi tối.
Tôi nghĩ đây cũng là một điều thiệt thòi cho gia đình.
Tôi thấy ở một số tổ chức, hội đoàn họ triển khai cơ hội cho hội việc đi thực địa, hội trại để lấy ý tưởng rất hay.
Bên nghiên cứu khoa học chúng tôi không có điều kiện này nên ai muốn phấn đấu, vươn lên thì bắt buộc phải động não, tự đọc tài liệu sách báo, tham dự các hội thảo khoa học hoặc thảo luận với bạn bè, đồng nghiệp nhằm kiếm thêm ý tương mới.
Đã có lúc tôi nhận được lời khuyên nghỉ nghề
Hơn 40 năm gắn bó với nghiên cứu cô nghĩ mình được hay mất nhiều hơn?
- Tôi nghĩ là mình đã được chứ không mất.
Dĩ nhiên, trong quá trình làm việc, có sự đụng chạm đồng nghiệp, có sự phân công không hợp lý làm mình buồn bực và cũng đôi lần bị chèn ép khiến đến phát khóc. Nhưng rồi chỉ là sự thoáng qua trong một khoảng thời gian ngắn.
Năm 2016, GS Phụng là cá nhân duy nhất của Việt Nam đạt giải Kovalevskaia |
Tôi nhớ, có lúc mình từng phản kháng “tôi không đồng ý, tại sao lại bắt tôi làm như vậy”, tức là cũng cự cãi. Nhưng đó không phải là mất.
Ngược lại, tôi thấy mình được cống hiến cho xã hội, góp phần đào tạo các em thành những tinh hoa để đóng góp tiếp nối cho xã hội, có những sản phẩm xuất sắc là các thạc sĩ, tiến sĩ trẻ tài giỏi, năng động, sau khi ra khỏi trường và hiện đang công tác phục vụ xã hội, nên tôi hài lòng về điều này.
Những công việc từ phòng thí nghiệm được cô mang về nhà tìm sự chia sẻ trong gia đình?
- Rất nhiều lần là đằng khác. Rất may ông xã tôi là người làm cùng trường (Khoa Vật lý) nên rất đồng cảm và hay thảo luận cùng. Ông xã cũng lớn hơn, lại là đàn anh trong nghề nên góp cho tôi những điều đúng đắn.
Có lúc nào cô nhận được yêu cầu từ người thân nên nghỉ nghề này không?
- Có chứ, đó là giai đoạn rất khó khăn, con nhỏ, lương thấp. Ông xã đã khuyên tôi ở nhà trông con để anh lo mọi việc.
Để đi làm, tôi phải gửi con cho ông bà nội ngoại trông giữ.
Tôi nghĩ đó là lời nhắc nhở để tôi biết thu xếp, làm sao vừa có công việc, vừa phải lo cho gia đình.
Tôi nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ chính ông xã, và cha mẹ nội ngoại đôi bên, kể cả người chị chồng.
Phải thương tôi lắm ông ấy mới vui vẻ ở nhà giữ con để tôi sang Pháp làm nghiên cứu trong 25 tháng. Lúc tôi đi con đầu mới 9 tuổi còn con thứ hai mới 3 tuổi.
Từng xay xát gạo để mưu sinh
Nghề giáo không đưa lại cuộc sống đầy đủ về vật chất trong khi cả hai vợ chồng cô đều là nhà giáo thì khó khăn như thế nào?
- Tôi nghĩ nghề giáo viên được xếp vào tầng lớp trung lưu, có nghĩa không nghèo không giàu. Nhưng hai con tôi nói rằng chúng không đi theo nghề của ba mẹ vì nghề này không dư giả.
Rất may, ở thế hệ chúng tôi có một giai đoạn lịch sử mọi người trong xã hội đều được tạo cơ hội làm thêm bên ngoài, làm thêm một nghề tay trái miễn đừng vi phạm pháp luật. Khoảng thời gian 10 năm sau thống nhất đất nước, chúng tôi được Nhà nước cho phép làm thêm để tăng thêm thu nhập.
GS.TS Nguyễn Kim Phi Phụng là giảng viên cao cấp Bộ môn hóa hữu cơ, Khoa Hoá Học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM. GS Phụng đã chủ trì 11 đề tài các cấp, công bố 144 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành hóa trong và ngoài nước, xuất bản 7 sách giáo trình đại học và sau đại học. Bà nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2007 và danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2010, Huân chương Lao động hạng Ba năm 2011. Năm 2016, bà được nhận giải thưởng Kovalevskaia - Giải thưởng mang tên nhà nữ toán học gốc Nga dành tặng cho nữ khoa học gia có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đem lại lợi ích trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa. |
Lúc này, Bộ chủ quản và nhà trường chỉ đặt ra yêu cầu cho chúng tôi là giảng dạy thật tốt, chứ chưa đặt nặng tới nghiên cứu khoa hoc.
Vì vậy chúng tôi đã “chân trong chân ngoài” để kiếm thêm thu nhập.
Sau giờ dạy học tôi ở nhà trông con, còn ông xã thì ra ngoài làm thêm, hợp tác với bạn bè sửa máy vi tính, buôn bán, xay xát gạo ở chợ đầu mối.
Vì vậy chúng tôi có tích cóp được một căn nhà để cho thuê và đó là nguồn gốc để tôi tập trung cho nghiên cứu. Còn sau này khi đã ổn định thì chúng tôi chỉ trông cậy vào đồng lương giảng viên thôi.
Cô đã thuyết phục người thân như thế nào để được yên tâm làm một công việc không có thu nhập cao nhưng mất nhiều thời gian?
- Tôi nghĩ mình không thuyết phục mà sống bằng tình cảm.
Tôi luôn sống với người thân bằng tình yêu thương, có để dành thời gian hỏi han, chăm sóc để nhận được sự hỗ trợ ngược lại từ người thân trong gia đình.
Tôi đã "bơi" theo các thầy cô
Những điều gì từ chính bản thân mà cô muốn gửi cho học trò khi gắn bó với nghề này và những nghiên cứu sinh là nữ?
- Tôi không biết các em đi theo nghề vì đam mê nghiên cứu hay vì công việc phải bắt buộc.
Bản thân tôi đam mê công việc này và luôn sống trung thực.
Tôi luôn nghĩ mình phải sống tốt để làm gương cho các em, còn các em có xem tôi là tấm gương hay không thì câu trả lời là ở các em.
Tôi luôn nói với các em rằng những gì cô đạt được, thì các em cũng sẽ đạt được thậm chí còn hơn thế, nếu bền bỉ nỗ lực làm nghề.
Phụ nữ nói chung và phụ nữ nghiên khoa học nói riêng, luôn bị thiệt thòi trong tất cả mọi mặt.
Dù nghiên cứu khoa học, công tác xã hội thì ngoài công việc chúng tôi là một người của gia đình, tới giờ phải đi chợ, nấu cơm, đón con học về, chăm sóc con khi con ốm....
Những công việc này chiếm nhiều thời gian và lấy mất nhiều năng lượng nên lỡ nhiều cơ hội để cống hiến.
Tôi nghĩ nhiệm vụ này là quý báu, hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển của xã hội, và không thể giao nhiệm vụ đó cho chồng hay ai khác.
Điều đó cũng giúp chúng tôi nhận ra mình đang đứng ở đâu và cần biết nên xoay xở như thế nào để đạt được mình mong muốn.
Nhờ thói quen nghiên cứu khoa học là phải tập nhìn nhận sự vật một cách khác quan, đúng với bản chất của nó, rồi so sánh, nhận xét, phán đoán để đưa ra phương án xử lý thích hợp...nên chúng tôi (các nữ nghiên cứu khoa học) đã có thể từng bước vượt qua khó khăn, và tiến lên trong nghề nghiệp.
Cô Phụng: "Xung quanh tôi có rất nhiều măng non". |
Bản thân tôi khi nhận được lời đề nghị nghỉ việc từ ông xã đã không “cương” mà nhẹ nhàng để anh hiểu rằng tôi cần có gia đình êm ấm nhưng cũng cần có công việc để thoả mãn tâm trí.
So với các bạn nam trong cùng nghề, các nữ chúng tôi trong cùng điều kiện thì cũng sẽ đạt những kết quả tương đồng.
Nếu được quay lại thời trẻ, cô có chọn nghề này không?
- Rất nhiều người đã hỏi rằng tại sao lại chọn nghề này nhưng tôi nghĩ người chọn nghề và nghề cũng chọn người. Bản thân tôi bị nghề chọn mình.
Thời chúng tôi tốt nghiệp đại học thì nhà trường nắm vai trò phân công công tác cho sinh viên ra trường. Lúc đó tôi được phân công vào Viện nghiên cứu nhưng sau đó trường có chủ trương giữ lại giảng viên nữ để cân bằng nam và nữ.
Nếu lúc đó muốn cãi cự hay từ chối cũng không được.
Tôi ở lại trường và được phân công vào Bộ môn hoá hữu cơ, Khoa Hoá và tiếp theo được phân công vào nhóm của thầy Lê Văn Thới và cô Nguyễn Ngọc Sương, những thầy cô rất đam mê khoa học nên niềm đam mê đã lan toả sang tôi.
Ở trong môi trường như vậy tôi đã "bơi" theo các thầy cô.
Khi nghiệp nghiên cứu đã vận vào, bản thân tôi cũng thấy vui, có ích cho xã hội nên công việc cứ cuốn tôi đi. Nếu làm lại tôi cũng chỉ mong được làm việc với những thầy cô siêng năng, gương mẫu như vậy.
Nếu có một hình ảnh để nói về mình, cô sẽ nghĩ tới điều gì?
- Tôi là một bụi tre già rậm rạp xù xì nhưng ở xung quanh luôn có những cây tre nhỏ đang vương mình lên trời cao và những mậm măng non cao, thấp đang lú nhú khỏi mặt đất.
Những cây tre, mậm măng là những học trò của tôi hoặc học trò của học trò tôi. Những cây tre và mậm măng non này sẽ ngày càng nhiều, ngày càng lớn lên, đóng góp cho đời.
Cảm ơn cô đã chia sẻ!
Cô Phụng là người có ảnh hưởng lớn đối với tôi. Lúc vừa sinh con, vừa đi làm, vừa nghiên cứu, tôi từng nghĩ đến việc bỏ dở mọi việc nhưng cô Phụng đã động viên rất nhiều. Tôi nghĩ bản thân cô Phụng từng sống trong thời kỳ bao cấp lại có hai con nhỏ nhưng đã vượt lên để nghiên cứu khoa học vì vậy những khó khăn của tôi chưa “thấm” so với cô. Cô Phụng không nói rằng mình có những bài học để truyền đạt cho học trò nhưng chúng tôi học được nhiều điều quý giá từ cô. (Đỗ Thị Mỹ Liên, Giảng viên Trường ĐH Sài Gòn – nghiên cứu sinh do cô Phụng hướng dẫn). |
Lê Huyền