Bất chấp vai trò chủ chốt của nước Anh trên trường quốc tế và môi trường đa chủng tộc của mình,ướcAnhlolắngthiếukỹnăngngoạingữkèo cược bóng đá hôm nay nước này gần như vẫn là một quốc gia đơn ngữ. Nhưng điều gì đã giữ chân người Anh trong việc học ngoại ngữ?
Tờ Guardian và Học viện Anh đã có một nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân đằng sau thực tế người Anh thiếu kỹ năng ngoại ngữ, đồng thời cũng thảo luận thêm về tầm quan trọng cũng như giá trị của việc học ngoại ngữ.
Dưới đây là 7 phát hiện chính của nghiên cứu này:
1. Thiếu kỹ năng ngoại ngữ gây tổn hại cho nền kinh tế
Nền kinh tế của Anh đang bị tổn hại nghiêm trọng do thiếu các kỹ năng ngoại ngữ. Theo thống kê của Chính phủ, vấn đề này đã gây thiệt hại 3,5% GDP của Anh mỗi năm – tương đương 48 tỷ bảng. Ông James Foreman-Peck – giáo sư kinh tế của Trường Kinh doanh Cardiff ví điều này như là “thuế của sự tăng trưởng” khi tiềm năng của các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa bị cản trở.
Điều này không có nghĩa là họ không đủ tiền để thuê các nhà ngôn ngữ học giống như các công ty khác trên toàn cầu, mà vì không có kỹ năng ngôn ngữ, họ bị hạn chế trong việc giao dịch quốc tế.
Một lãnh đạo doanh nghiệp – ông Nick Brown từng nói rằng: “Tiếng Anh rất tốt khi bạn muốn mua cái gì đó nhưng lại không phải ngôn ngữ phù hợp khi bạn muốn bán cái gì đó”.
2. Người trẻ đang trì hoãn việc học ngoại ngữ
Nghiên cứu của Guardian và Học viện Anh cho thấy người trẻ nước này đang trì hoãn việc học ngoại ngữ vì nghĩ rằng nó quá khó, mặc dù hầu hết đều thừa nhận rằng ngoại ngữ mang lại nhiều lợi ích.
Tuy nhiên, 70% nói rằng họ hứng thú với việc học thêm một ngoại ngữ trong tương lai và 20% đang nói một ngôn ngữ khác ở nhà.
3. Ngoại ngữ không chỉ có lợi cho đơn xin việc
Giáo sư Katrin Kohl tới từ ĐH Oxford từng nói rằng: “Học ngoại ngữ không chỉ khó mà thậm chí còn chán ngắt trừ khi nó liên quan tới việc thách thức trí tuệ, sự hấp dẫn về văn hóa và lợi ích khi được giao tiếp”.
4. Các ngôn ngữ thiểu số có mối quan hệ phức tạp với cộng đồng
Ông Jocelyn Wyburd – hiệu trưởng ĐH Ngôn ngữ hiện đại cho rằng: “Nếu chúng ta có thể khai thác được sự đa ngôn ngữ thì nó có thể mang lại nhiều lợi ích trong trường học và cho việc giao tiếp liên văn hóa”.
Bất chấp điều này, một khảo sát của Guardian cho thấy những ngôn ngữ thiểu số không hoàn toàn được chấp nhận. Chỉ có khoảng 1/3 dân số mà ngôn ngữ bản địa không phải là tiếng Anh có thể nói thành thạo được tiếng mẹ đẻ của mình.
5. 6.000 ngôn ngữ đang có nguy cơ tuyệt chủng
Theo Unesco, một nửa trong số 6.000 ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này, trong đó 150 ngôn ngữ tới từ châu Âu.
Giáo sư Rosaleen Howard tới từ ĐH Newcastle giải thích: “Khi người ta di chuyển từ nông thôn ra thành thị, họ cần tiếng Tây Ban Nha để xin việc làm và đi học. Những người đang phục hồi ngôn ngữ thiểu số thường là những người có học hành và sử dụng cả 2 thứ tiếng”.
6. Công nghệ giúp học ngoại ngữ tốt hơn
Công nghệ trở thành một công cụ quan trọng, không chỉ giúp tạo điều kiện học ngoại ngữ, mà còn đẩy mạnh sự quan tâm của người dân với ngoại ngữ và khuyến khích họ tham gia.
7. Học ngoại ngữ là làm giàu thêm trải nghiệm của bản thân
Trên hết, học ngoại ngữ là thứ giúp bạn mở mang tầm mắt và giúp bạn nhìn thế giới theo một cách khác, thú vị hơn. Một blogger từng bị trầm cảm viết rằng: “Ngoại ngữ là cánh cửa mở ra một thế giới rộng hơn và cho phép tôi kết nối với mọi người”.
- Nguyễn Thảo(Theo Guardian)