Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) Trả lời phỏng vấn của phóng viên,àiviếtcủaTổngBíthưnêubậttầmnhìnbiệnchứngcủaĐảngCộngsảnViệtỷ số latvia nhà nghiên cứu Rosario del Pilar Pentón Díaz - Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Hiệu trưởng Trường Đảng cao cấp Ñico López - nhận định rằng bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” đã cho thấy tầm nhìn biện chứng và sức mạnh ý chí của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo bà Pentón Díaz, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tư liệu quý xét từ góc độ lý luận và phương pháp luận. Tính khoa học của bài viết thể hiện qua việc phân tích mối quan hệ giữa việc ứng dụng chủ nghĩa Marx-Lenin vào thực tiễn xã hội Việt Nam và những kết quả mà Việt Nam đạt được trong những năm qua. Bà nhấn mạnh chủ nghĩa xã hội không nên là những bản sao hay sự bắt chước một trải nghiệm trước đó mà phải là sự sáng tạo với bản sắc riêng của mỗi nước, phù hợp điều kiện lịch sử, văn hóa cụ thể, cũng như nhận thức của xã hội nội tại, do đó, cách diễn giải riêng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam trong việc hoạch định tương lai chính là yếu tố quyết định nhất của con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Học giả Pentón Díaz nhắc lại câu nói của lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro Ruz trong chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam năm 1973: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết thích nghi một cách kỳ diệu những điều kiện cụ thể của Việt Nam với những nguyên tắc bất tử của chủ nghĩa Marx-Lenin và lịch sử đã chứng minh rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng đắn, vì nếu đi theo một con đường khác, không một dân tộc nào có thể viết nên được trang sử anh hùng và vẻ vang như dân tộc Việt Nam.” Theo bà Pentón Díaz, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu bật tầm nhìn biện chứng của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ việc phân tích bối cảnh lịch sử phức tạp của Việt Nam sau chiến tranh cho tới quyết tâm và niềm tin tiến hành công cuộc Đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam; quan điểm mạnh dạn, táo bạo trong việc đánh giá tính phức tạp của tiến trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội và diễn giải một cách sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin; phương pháp tiếp cận lịch sử - logic trong việc đánh giá các mối quan hệ tương tác giữa phát triển kinh tế-xã hội, chính trị và chính sách quốc tế tại mỗi thời điểm lịch sử cụ thể của tiến trình cách mạng. Bà Pentón Díaz nhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích đồng thời các xu hướng kinh tế, chính trị và tư tưởng; nhìn nhận cả những thành công và những tồn tại của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Điều này thể hiện sức mạnh ý chí của Đảng Cộng sản Việt Nam, bởi chính lãnh tụ vô sản V.I. Lenin từng nói “sự chín chắn của một chính đảng nằm ở việc thừa nhận những sai lầm của bản thân.” Bà Pentón Díaz cũng đánh giá cao những nguyên tắc mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết như vai trò của Đảng trong việc kết nối quần chúng vào một dự án xây dựng xã hội chung; vai trò của nhân dân như chủ thể của quyền lực, vừa là tác nhân chính, vừa là mục đích của tiến trình cách mạng. Nữ học giả Cuba cho rằng những nguyên tắc cơ bản này đảm bảo sự bền vững và tính liên tục của tiến trình xã hội chủ nghĩa, khi quyền lực chính trị nằm trong tay nhân dân, do một chính đảng hội đủ uy tín đại diện để dẫn dắt vận mệnh đất nước. Bà cũng bày tỏ ấn tượng về những khái niệm lý luận lẫn thực tiễn vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với Nhà nước giữ vai trò quyết định trong đảm bảo công bằng xã hội; quan điểm phát huy nhà nước pháp quyền để tăng cường tính thể chế và pháp lý của mọi tiến trình được triển khai trong xã hội Việt Nam, hướng tới mục tiêu duy trì vai trò chủ thể quyền lực của nhân dân; chủ trương hội nhập quốc tế với lập trường đa phương và tầm nhìn đấu tranh vì hòa bình, bảo vệ bản sắc và chủ quyền quốc gia; chú trọng công tác thanh niên để đảm bảo sự kế tục của công cuộc Đổi mới trong các thế hệ tương lai; quan điểm xây dựng con người Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc... Về quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Cuba, học giả Pentón Díaz nhắc tới những cội nguồn lịch sử như bài viết về đất nước và con người Việt Nam “Một cuộc dạo chơi trên đất An Nam” của anh hùng dân tộc và nhà tư tưởng Cuba José Martí; câu nói bất hủ của lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình;” chuyến thăm của lãnh tụ Cuba Fidel Castro tới Việt Nam năm 1973 và trước đó là chuyến thăm của Đại tướng Raúl Castro tới Việt Nam năm 1966 - sự kiện vừa tròn 55 năm vào tháng 10/2021. Hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc đã không ngừng vun đắp mối quan hệ song phương trong cả đấu tranh và xây dựng đất nước, tạo nên những tình cảm anh em, tình đồng chí vượt qua những khái niệm vật chất thông thường. Trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”, nhà nghiên cứu Cuba nhấn mạnh đây chính là bản chất, là tương lai của mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam-Cuba, cũng như của sự nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội mà nhân dân Việt Nam đang xây dựng./. Theo TTXVN |