Khủng hoảng khi nuôi dạy con, cha mẹ hãy dùng biện pháp "HELP"_keo nha cai 6
Dù vậy,HELPkeo nha cai 6 khi xúc cảm tiêu cực lên cao, cha mẹ càng cần tỉnh táo, bình tĩnh để xử lý sự việc đúng hướng, giúp con phát triển tốt đẹp hơn.
Hai bác sĩ tâm lý nhi khoa người Mỹ Tammy Schamuhn và Tania Johnson đã cùng nhau phát triển một phương pháp điều chỉnh tâm lý và hành vi, có thể giúp các bậc phụ huynh vượt qua những tình huống khó trong quá trình nuôi dạy con. Biện pháp "HELP" được thực hiện theo 4 bước gồm: Halt (tạm dừng) - Empathy (thấu hiểu) - Limits (giới hạn) - Proximity (gần gũi).
Halt: Tạm dừng
Khi con gây ra một sự vụ khiến bạn tức giận, trước khi phản ứng với con, hãy dừng lại một nhịp và tự hỏi: Hành động này của con là do đâu? Không đứa trẻ nào muốn là con hư trong mắt cha mẹ. Vậy tại sao con lại gây nên sự việc mà con biết sẽ khiến cha mẹ thất vọng, giận dữ?
Đứa trẻ nào cũng muốn làm cha mẹ vui lòng, nhưng có những giới hạn ở con cần được cảm thông. Con chưa trưởng thành về tư duy, cảm xúc cũng chưa ổn định, nên nhiều khi con gây nên những sự việc khiến cha mẹ mệt mỏi.
Ngoài ra, những thái độ và hành vi bất ổn của con chính là một dạng tín hiệu mà cha mẹ cần "giải mã". Đằng sau những vấn đề con gây ra, những sai lầm con phạm phải, đều là những nhu cầu, mong muốn mà con chưa được đáp ứng, hoặc những kỹ năng mà con chưa được cha mẹ dạy.
Chẳng hạn, nếu thấy con liên tục gây ra vấn đề, tùy thuộc vào độ tuổi của con, cha mẹ cần "giải mã" được vấn đề thực sự mà con đang gặp phải. Có thể con muốn được vui chơi, thư giãn nhiều hơn, con cần được quan tâm hơn, hoặc con đang bị căng thẳng vì áp lực học tập...
Cha mẹ cần phải nhìn ra vấn đề thật sự đằng sau những hành vi bất ổn của con. Con càng lớn, cha mẹ càng cần dạy bảo con một cách thuyết phục. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải tạm dừng những phản ứng tức thời của bản thân khi con gây ra vấn đề. Cha mẹ cần bình tĩnh lại, suy nghĩ kỹ trước khi đối thoại, dạy bảo con.
Empathy: Thấu hiểu
Khởi đầu của cuộc đối thoại, cha mẹ cần giúp con cảm thấy con được cha mẹ quan tâm và lắng nghe. Sự thấu hiểu, lắng nghe của cha mẹ rất có ý nghĩa đối với con. Cha mẹ hãy tập trung lắng nghe con nói, giao tiếp bằng mắt với con.
Cha mẹ cũng nên bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông đối với những suy nghĩ và cảm xúc của trẻ. Sau khi con nói xong, cha mẹ hãy tóm tắt lại những điểm quan trọng nhất, để đảm bảo đôi bên đều hiểu đúng vấn đề.
Cha mẹ không nên nhanh chóng phán xét hoặc chỉ trích những xúc cảm mà con bày tỏ. Hành động của con có thể có vấn đề, nhưng xúc cảm của con nên được cha mẹ tôn trọng. Sự thoải mái và tin tưởng của con khi chia sẻ nội tâm với cha mẹ là điều rất quan trọng.
Cha mẹ hãy chú ý nói ít hơn con, việc cha mẹ nói quá nhiều sẽ khiến con sợ hãi. Cha mẹ rất cần kiểm soát cảm xúc trong lúc đối thoại với con. Nếu cảm thấy khó giữ bình tĩnh, hãy hít thở sâu, phản hồi từ tốn, thậm chí dừng lại vài nhịp để bình tĩnh hơn.
Limits: Giới hạn
Bác sĩ tâm lý Tania Johnson lấy ví dụ về một sự việc xảy ra trong cuộc họp mặt của gia đình cô. Khi ấy, cô đón tiếp khoảng 20 người họ hàng tới nhà dùng bữa tối. Mọi người đã thống nhất gọi các món ăn của một nhà hàng Trung Quốc. Khi đồ ăn mang tới, con trai của Tania vùng vằng, ném thìa và hét lên vì không thích các món ăn này.
Việc nhanh chóng xác lập các giới hạn về ứng xử là điều cần thiết để ổn định lại tình hình, hướng con tới những hành động phù hợp hơn. Bác sĩ Tania đã dùng những câu nói ngắn gọn, đơn giản nhất có thể để ghi nhận cảm xúc của con, khiến con hiểu rằng con đã sai và con cần có cách hành xử khác.
Bác sĩ Tania đã nói: "Mẹ thấy con đang rất bực bội, con không thích những món này phải không? Dù vậy, con không được phép hành động như vừa rồi: ném thìa, la hét. Con có thể nói cho mẹ biết là con không muốn ăn và xin phép rời bàn ăn sớm, hoặc con có thể nhờ mẹ chuẩn bị nhanh món khác cho con".
Khi Tania nói xong, con trai của cô bật khóc. Lúc này, Tania biết cậu bé sẽ cần một khoảng thời gian để bình tĩnh lại. Cô đưa con về phòng riêng và ngồi lại với con một lát để giúp con giảm bớt kích động.
Ngoài ra, cô ôm con, thể hiện cho con thấy rằng sau sự việc không vui, mẹ vẫn dành sự cảm thông và yêu thương cho con, để khi con bình tĩnh lại, quay trở ra với mọi người, con sẽ dễ hòa nhập hơn. Chính cách giải quyết của Tania đã cứu buổi họp mặt gia đình khỏi rơi vào căng thẳng, khó xử.
Proximity: Gần gũi
Sau khi cha mẹ đã đặt ra các giới hạn kỷ luật đối với con, có thể con sẽ nài nỉ cha mẹ thay đổi quyết định, nới rộng các giới hạn. Nếu cha mẹ kiên quyết không thay đổi, con có thể sẽ tỏ ra khổ sở, thất vọng, có những phản ứng tiêu cực. Dù vậy, lúc này, cha mẹ không nên nhượng bộ để chiều theo ý muốn của con.
Chuyên gia tâm lý khuyên các bậc phụ huynh cần giữ vững quyết định của mình xung quanh những giới hạn kỷ luật đã đặt ra đối với con. Chính việc tuân thủ những quy ước này sẽ giúp con dần học được cách tự kiểm soát thái độ và hành vi của bản thân. Tự kiểm soát là kỹ năng rất quan trọng đối với sự trưởng thành của con.
Để giúp con sớm bình tĩnh, vui vẻ trở lại, sau cùng, cha mẹ cần tạo cảm giác gần gũi với con sau khi đã đặt ra cho con các giới hạn kỷ luật cần tuân thủ. Sự gần gũi, trìu mến của cha mẹ sau sự việc căng thẳng sẽ giúp làm mềm tình huống, xoa dịu xúc cảm của con, giúp con dễ chấp nhận và tuân thủ các biện pháp kỷ luật hơn.
Theo CNBC
本文地址:http://game.rgbet01.com/news/797e298986.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。