Trồng răng Implant là một kỹ thuật tương đối phức tạp nhưng mang lại nhiều hiệu quả vượt trội. Ngoài khôi phục chức năng ăn nhai,ồngrăngImplantcóđaukhôkeobongdatv.net trồng Implant còn giúp người mất răng ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm và hồi phục thẩm mỹ khuôn mặt. Trong trường hợp chăm sóc răng miệng tốt, răng Implant có thể sử dụng đến trọn đời mà không cần phải thay mới.
Kỹ thuật trồng răng Implant của bác sĩ
Đây chính là yếu tố quan trọng nhất, không chỉ quyết định quá trình trồng Implant có đau không, mà còn ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công của ca phẫu thuật.
Một bác sĩ được đào tạo bài bản, tu nghiệp ở những quốc gia có nền nha khoa phát triển như: Pháp, Thụy Sỹ, Đức... có cơ hội thường xuyên tiếp xúc với những trường hợp mất răng có độ khó cao, sẽ nhiều kinh nghiệm, nâng cao kỹ thuật tay nghề trong lĩnh vực Implant. Do đó, sẽ hạn chế gây đau đớn kể cả lúc tiêm tê và phẫu thuật.
Ngược lại, với những bác sĩ không được đào tạo chuyên sâu về Implant, còn “hụt” kiến thức hoặc chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực Implant sẽ dễ gây ra nhiều sai sót. Từ đó, khiến bệnh nhân có thể gặp đau đớn trong và sau khi điều trị.
Trụ Implant
Trụ Implant có cấu tạo dạng xoắn ốc với chất liệu titanium lành tính, an toàn với cơ thể; nên bệnh nhân sử dụng những trụ Implant nhập khẩu chính hãng, đã qua kiểm duyệt của Bộ Y tế có thể không biến chứng.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân trồng Implant tại các nha khoa không uy tín, sử dụng trụ Implant kém chất lượng, chất liệu giả titanium… sẽ dẫn đến các tình trạng như: trụ Implant bị đào thải, hoại tử vùng cấy, nhiễm trùng quanh vùng Implant... Lúc này, bệnh nhân phải tháo trụ và cấy lại một lần nữa, gây tốn thời gian và chi phí; hoặc thậm chí không thể cấy Implant được nữa, buộc phải để trống răng.
Chất lượng trang thiết bị tại nha khoa
Trang thiết bị được xem như là “cánh tay đắc lực” cho nha sĩ. Cơ sở vật chất hiện đại, đạt tiêu chuẩn FDA và CE sẽ góp phần làm tăng thêm tỉ lệ thành công cho ca trồng răng Implant.
Để đảm bảo tỷ lệ thành công 100%, cần phải có một số thiết bị như sau:
Hệ thống máy chụp phim Conebeam CT 3D
Khác với các loại máy chụp phim thông thường, máy Conebeam CT 3D cho ra những hình ảnh đa chiều, hiển thị rõ nét mật độ và cấu trúc xương hàm. Bác sĩ sẽ dựa trên những hình ảnh đó để chẩn đoán chính xác vị trí cần đặt trụ.
Ngoài ra, với những trường hợp để mất răng quá lâu dẫn đến tiêu xương hàm, cũng sẽ được hiển thị cụ thể và chi tiết. Trong trường hợp này nếu không có hệ thống máy Conebeam CT 3D, bác sĩ sẽ không thể dự đoán được tình trạng xương hàm, rất dễ dẫn đến việc khoan xương sai lệch vị trí.
Máy chụp phim conebeam CT 3D được trang bị tại nha khoa I-DENT |
Máy phẫu thuật Implant
Đây là một thiết bị không thể thiếu trong bất kì ca trồng Implant, máy giúp bác sĩ có thể điều chỉnh lực xoắn, tốc độ, hướng quay mũi khoan, nhờ đó quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn.
Phòng phẫu thuật, phòng điều trị và dụng cụ phẫu thuật
Phòng phẫu thuật và phòng điều trị chính là nơi rất dễ gây ra tình trạng lây nhiễm chéo (việc lây bệnh giữa người này và người khác thông quá các dụng cụ phẫu thuật hoặc trong không khí). Chính vì thế, phòng phẫu thuật và điều trị cần được vô trùng tuyệt đối theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Theo TS.BS. Nguyễn Hiếu Tùng, nếu một cơ sở nha khoa không trang bị được những thiết bị trên, tỉ lệ thành công của ca trồng Implant chỉ còn 50%. Quá trình khoan xương có thể bị sai lệch và xảy ra các biến chứng như sưng, viêm, nhiễm trùng...
Ngoài ra, để có một quá trình khôi phục răng mất nhẹ nhàng và hạn chế đau, TS.BS. Nguyễn Hiếu Tùng khuyên bệnh nhân nên: Tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ nha khoa trước khi đưa ra quyết định, bệnh nhân có thể dựa vào 3 yếu tố ở bài viết để đánh giá; Tham khảo thật kỹ mức chi phí giữa các nơi; Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi cấy, một tinh thần thoải mái sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt nỗi sợ đau.
Ngọc Minh