当前位置:首页 > World Cup

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại giao ban Quản lý nhà nước quý III/2021_tỷ số 2 in 1

Ngày 15/10/2021,ộtrưởngNguyễnMạnhHùngphátbiểutạigiaobanQuảnlýnhànướcquýtỷ số 2 in 1 Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã phát biểu tại giao ban Quản lý nhà nước của Bộ TT&TT. VietnamNet trân trọng giới thiệu tới độc giả toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị này.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại giao ban Quản lý nhà nước của Bộ TT&TT

Quý 3 năm 2021, Việt Nam chúng ta đã chứng kiến đợt bùng phát dịch lần thứ 4 với biến chủng Delta mạnh hơn, lây lan nhanh hơn rất và rất nhiều so với chủng gốc. Thiệt hại là không nhỏ, nhưng Việt Nam đã đi qua và trưởng thành hơn lên rất nhiều.

Chúng ta không chỉ có khó khăn, thách thức mà còn có rất nhiều điểm sáng, cơ hội để phát triển. Đất nước, nhân dân đang rất cần niềm tin và sự mạnh mẽ để vươn lên. Và đây chính là lúc cần nhìn rõ những điểm sáng đó! Các báo đài phải thổi lên khát vọng phát triển cho đất nước mình.

Các tâm dịch đã dần được kiểm soát, nhất là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Số ca bệnh nặng, ca tử vong đều giảm sâu. Năng lực y tế tăng, tỷ lệ trang thiết bị phòng chống Covid đang trong sử dụng giảm.

Những kinh nghiệm ban đầu được rút ra từ đợt bùng phát dịch thứ 4 là rất quan trọng, giúp chúng ta có khả năng chống dịch tốt hơn, tự tin hơn để ngăn chặn bùng phát mới cũng như để xử lý tốt hơn nếu có bùng phát mới. Gần đây, các địa phương đã xử lý hiệu quả hơn mà không phải cách ly diện rộng.

Các tỉnh kiểm soát được dịch thì vẫn có tăng trưởng tốt, các dự án lớn vẫn được khởi công.

Vắc xin sẽ về nhiều hơn trong tháng 10 này, việc tiêm chủng đạt tỷ lệ cao trong tháng 10 và 11 sẽ thay đổi cục diện phòng chống dịch của chúng ta, thực sự chuyển từ thế phòng ngự sang tấn công, sang thích ứng an toàn. Tốc độ tiêm chủng, từ chỗ rất thấp, đã cao hơn trung bình thế giới. Tỷ lệ tiêm chủng đến cuối tháng sẽ tiếp cận trung bình thế giới và cao hơn một số nước trong khu vực. Đây là thành công của Chiến lược vắc xin.

Con đường phía trước đã rõ hơn. Từ nay đến cuối năm 2021, các tỉnh có dịch sẽ chuyển sang thích ứng an toàn. Từ năm 2022, chuyển trạng thái bình thường mới, chung sống an toàn, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Có kế hoạch khôi phục an toàn các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề như dịch vụ, du lịch, hàng không.

Covid không chỉ là thách thức, khó khăn mà còn là cơ hội cho phát triển. Báo chí cần viết nhiều hơn về các cơ hội do Covid mang lại, nếu không tận dụng được cơ hội này để vươn lên thì mất mát sẽ chỉ là mất mát: Sự điều chỉnh của toàn cầu hoá; coi trọng thị trường trong nước; coi trọng hơn sự tự cường; y tế là trụ cột, nhất là y tế cơ sở, và cần đầu tư nhiều hơn; phát triển ngành công nghiệp dược, trang thiết bị y tế; đẩy nhanh chuyển đổi số; sự bộc lộ các điểm yếu của hệ thống quản trị và năng lực quản trị để từ đó khắc phục; ra những quyết định lớn; cân bằng hơn cuộc sống vật chất và tinh thần; thúc đẩy phát triển bền vững là phát triển xanh và số; sự linh hoạt, thích nghi nhanh của người Việt Nam là lợi thế trong lúc thay đổi này...

Trong phòng chống dịch, không chỉ ngành Y tế ra tuyến đầu mà còn các ngành khác nữa, trong đó có báo chí truyền thông và ứng dụng công nghệ số. Nguồn thu của báo chí giảm mạnh, anh em phóng viên gặp nhiều khó khăn. Nhưng chúng ta đã làm được rất nhiều việc, không quản ngày đêm, không kêu ca phàn nàn, không ngại đi vào tâm dịch, sẵn sàng góp công, góp của cho phòng chống dịch, Đảng và Nhà nước đã đánh giá ngành của chúng ta đóng góp vào thành công chung của đất nước.

Công thức phòng chống dịch được phát triển từ 5K thành 5K + Vắc xin + Công nghệ + Ý thức người dân, thì có đến hai thành tố liên quan đến ngành chúng ta là công nghệ và truyền thông để tạo ra ý thức người dân. Chưa bao giờ người dân và chính quyền các cấp thấy rõ hơn vai trò vô cùng quan trọng của báo chí truyền thông và của CNTT.

Nhưng cũng vì ra tuyến đầu mà các vấn đề của ngành chúng ta được bộc lộ rõ ràng hơn và cũng vì thế mà trở thành động lực để phát triển ngành.

Covid bùng phát trên diện rộng, lại là vấn đề chưa có tiền lệ, khó dự đoán, vô cùng khó khăn, động chạm đến hàng chục triệu người dân, trong khi kinh nghiệm về CNTT, về truyền thông của nhiều bộ ngành, nhiều địa phương lại chưa nhiều. Các vấn đề nảy sinh cũng là điều khó tránh.

Truyền thông có lúc, có nơi thiếu kế hoạch, thiếu chủ động, thiếu sự chuẩn bị trước, thiếu thống nhất, các văn bản điều hành của chính quyền chưa chuyển thành ngôn ngữ truyền thông đại chúng, chưa cân bằng về thông tin chống dịch và phát triển kinh tế, mới chỉ dừng lại ở việc đưa tin về dịch mà chưa có nhiều bài về hướng dẫn người dân, về phân tích sâu, có giá trị, truyền cảm hứng, thiếu bài viết về kinh nghiệm hay của các địa phương, các nước trên thế giới có giá trị tham khảo, học tập, khích lệ.

Trong phản ánh thực tế vẫn còn bị chi phối bởi xu hướng bi kịch, bi luỵ, mà nhiều khi là do mạng xã hội dẫn dắt, chưa thấy hết được những góc nhìn nhân văn khác, chưa thấy hết được sức chống chịu, sự kiên cường đáng khâm phục của người Việt Nam, sự cố gắng của các cấp chính quyền, chưa chỉ ra các cơ hội để Việt Nam vươn lên.

Vẫn còn giật tít câu view, làm nóng vấn đề và qua đó gián tiếp gây khó khăn cho các địa phương, các lực lượng chống dịch. Một số tổng biên tập vẫn chưa chỉ đạo nội dung phòng chống dịch mà còn ủy quyền quá rộng rãi.

Các thế lực thù địch thì lợi dụng mạnh mẽ mạng xã hội để chống phá chúng ta, làm to lên các tồn tại, đưa tin giả, tin sai gây kích động làm khó thêm cho công tác phòng chống dịch bệnh vốn đã vô vàn khó khăn.

Nhiều vấn đề công nghệ thông tin cũng đã bộc lộ. Có những lỗi bảo mật khá sơ đẳng, người viết phần mềm quá chiều người sử dụng, Cục An toàn thông tin phát hiện lỗ hổng bảo mật nhưng đã không chỉ đạo đơn vị viết phần mềm xử lý đến cùng và đúng hạn, Bộ TT&TT được giao chỉ đạo phát triển phần mềm phòng chống dịch nhưng lãnh đạo Bộ đã chưa bao quát hết các vấn đề.

Phần mềm viết ra cho hàng chục triệu, hàng trăm triệu người dùng, nhưng những phiên bản đầu là chưa đơn giản, chưa tiện lợi cho người dân. Chúng ta đã nhận ra, viết một phần mềm đơn giản trong sử dụng, ít lỗi là không hề dễ. Làm một phần mềm đến xuất sắc chưa phải thói quen của chúng ta. Và đây chính là câu trả lời cho câu hỏi, tại sao người Việt Nam nghe nói là giỏi CNTT mà người dân vẫn dùng nhiều phần mềm nước ngoài.

Chúng ta luôn nói là dữ liệu phải liên thông, phải chia sẻ. Nghị định có chưa thì có rồi. Trục kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu có chưa thì có rồi. Các bộ ngành, địa phương kết nối vào trục chưa thì kết nối rồi. Mọi cái đều “rồi” mà sao thực tế vẫn “chưa”? Ai chịu trách nhiệm? Phải là Bộ TT&TT thôi. Bộ TT&TT không chỉ là ra văn bản mà còn là làm cho văn bản đi vào cuộc sống. Mục đích cuối cùng không phải là văn bản mà là vấn đề của cuộc sống được giải quyết, người dân được hưởng lợi. Các vấn đề nảy sinh là phải nhìn thấy sớm, thuộc thẩm quyền thì phải xử lý, phải thúc đẩy, cần phối hợp các bên thì phải chủ động đứng ra chủ trì phối hợp, vượt thẩm quyền thì phải nhanh chóng báo cáo cấp trên.

Có nhiều phần mềm cho một việc. Nếu là việc của thị trường thì để thị trường quyết, và đây là việc bình thường, giống như là một sản phẩm nhiều người bán. Nếu là việc của Chính phủ thì phải do Chính phủ quyết định, có lãnh đạo, chỉ đạo, nếu nhiều hơn một thì phải liên thông để người dân dùng cái nào cũng vậy. Việc này cũng là việc của Bộ TT&TT.

Rồi đến việc phần mềm đã xong, đã tốt, nhưng một số cơ sở tiêm, một số cán bộ nhập liệu sai. Kết quả cuối cùng bao giờ cũng phụ thuộc vào người dùng. Chiều 16/10/2021, các Bộ Y tế, Công an và TT&TT họp với các địa phương đến tuyến xã để quán triệt việc triệt để dùng phần mềm quản lý tiêm chủng, đảm bảo dữ liệu chính xác, kịp thời, không để bị bỏ sót.

Các vấn đề của ngành, của truyền thông và CNTT thời gian vừa qua thì đa phần là trách nhiệm của Bộ quản lý ngành. Cá nhân tôi phải nhận trách nhiệm, nhận trách nhiệm về các tồn tại và cũng nhận trách nhiệm xử lý các tồn tại này. Hôm nay, tôi kể ra đây nhiều vấn đề, nhưng đa số đã được khắc phục. Những vấn đề cuối cùng thì sáng 14/10/201, Thủ tướng Chính phủ cũng đã họp với lãnh đạo 3 Bộ: Y tế, TT&TT và Công an để thống nhất giải quyết và đã chỉ đạo cơ bản phải xử lý xong các vấn đề trước 20/10/2021. Tất cả là vì sự tiện lợi và an toàn của người dân!

Chúng ta thường sợ mình có vấn đề, sợ bị lộ vấn đề. Nhưng ít người hiểu rằng lộ vấn đề lại là cơ hội để hoàn thiện. Chúng ta viết, chúng ta làm nhưng chỉ người đọc, người dùng mới là người đánh giá chính xác nhất. Vậy hãy lắng nghe họ để từ đó trưởng thành. Và quá trình này là liên tục. Ngày 18/10/2021, Bộ TT&TT chính thức công bố chương trình thường niên vinh danh những người có phát hiện lỗi bảo mật cho các nền tảng số quốc gia.

Vấp ngã, tai nạn là một phần tất yếu của phát triển, của tiến hoá. Vấn đề là qua đó chúng ta học được gì để phát triển và không để lặp lại. Tất cả chúng ta trong ngành TT&TT hãy thực sự cầu thị, không sợ bị phê bình, hãy luôn cẩn thận nhưng cũng không sợ bị tai nạn. Ai đó phê bình chúng ta 10 mà có một cái đúng thì cũng phải trân trọng cảm ơn người đó. Chỉ với tinh thần này thì ngành ta mới phát triển. Mà ngành ta phát triển thì đất nước mới phát triển.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ trao giải Viet Solutions 2021

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ trao giải Viet Solutions 2021

VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Lễ trao giải Viet Solutions 2021.

分享到: