PhongThuyBetPhongThuyBet

Quán cà phê hơn 80 năm tuổi, khách đến đông nghịt ở Sài Gòn_ket qua bong da bundesliga

Quán cà phê Cheo Leo nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Thiện Thuật (P. 2,áncàphêhơnnămtuổikháchđếnđôngnghịtởSàiGòket qua bong da bundesliga Q.3, TP.HCM). 11h trưa, quán vẫn còn khá đông. Bàn bên trong và ngoài quán đều đông khách. Tiếng cười nói, trò chuyện pha lẫn với tiếng nhạc xập xình tạo nên thứ âm thanh khó tả.

Quán cà phê xưa nhất của Sài Gòn còn sót lại

Hai phụ nữ và một thanh niên vừa pha chế vừa chạy bàn vẫn không sao phục vụ xuể... Chị chủ quán, Nguyễn Thị Sương (67 tuổi) nhận ra tôi mỉm cười, gật đầu chào. 

Quán cà phê của chị tính đến nay đã liên tục hoạt động hơn 80 năm. Năm 1938, ông Vĩnh Ngô - người trong hoàng tộc nhà Nguyễn ngang vai với vua Bảo Đại - từ giã kinh thành Huế tìm đến khu Bàn Cờ này để lập nghiệp.

Lúc bấy giờ Sài Gòn còn thưa thớt nhà cửa. Khu Bàn Cờ lại còn thưa hơn. 

Trải qua nhiều công việc để mưu sinh, cuối cùng ông Vĩnh Ngô quyết định mở quán cà phê trong căn nhà lợp lá. Do đặc trưng thưa thớt ở đây, ông đặt cho quán mình cái tên rất độc đáo: Cà phê Cheo Leo.

{keywords}
Cà phê Cheo Leo luôn đông khách.

Thuở ấy nơi bán cà phê được gọi là tiệm nước đa phần do những người Các chú (cách đọc trại từ Khách trú, chỉ những người Hoa) làm chủ. Họ có cách pha cà phê riêng, rất ngon, hấp dẫn khách. Ông Ngô lân la, tìm tòi học hỏi và dần dần nắm được hầu hết những tinh túy của nghề.

Cheo Leo được mở ra đón khách. Những người khách đến với Cheo Leo ban đầu còn ít nên ông phải bán thêm nhiều thứ trong đó có rượu Vĩnh Xuân Hòa và Rhum Deoda (2 loại rượu của VN). Ngoài ra, ông còn phải hớt tóc thêm mới đủ tiền nuôi bầy con dại ...

Nhưng năm, mười năm sau hương vị cà phê của Cheo Leo đã thấm sâu vào hồn khách.

Mỗi buổi sáng, có người gọi một ly xây chừng (loại ly nhỏ), người gọi ly bạc xỉu (ly sữa thêm chút cà phê), đen đá rồi sữa đá, cứ thế hết người này đến người khác đến quán làm cho tiếng tăm của Cheo Leo vang xa.

9 người con sau này còn lại 6 của ông bà nhờ vậy lớn lên rồi ăn học thành tài.

{keywords}
Trên tường nhiều hình ảnh giới thiệu quá khứ của Cheo Leo cùng cung cách ứng xử với khách.

Từ năm 1968 trở đi, Cheo Leo bước vào giai đoạn cực thịnh. Khách đông đến nỗi không còn chỗ để ngồi. Bên trong, bên ngoài bàn ghế nghẹt khách. Tiếng cười nói râm ran ...

Những người con gái của ông bà tiếp cận với nghề cà phê khi còn khá trẻ. Nhờ đó, các chị đã mạnh dạn nối gót cha khi đến năm 1993 ông Vĩnh Ngô qua đời. Cheo Leo tiếp tục góp mặt với đời cho đến hôm nay.

Hoài niệm về Sài Gòn những ngày xưa cũ

Có lẽ đến nay Cheo Leo đã trở thành quán cà phê xưa nhất còn mang dư vị của Sài Gòn.

Người Sài Gòn vốn không hối hả hấp tấp. Sáng, trưa, chiều tối lúc nào thảnh thơi họ vẫn ngồi bên ly cà phê, nghe tiếng nhạc du dương nhẹ nhàng để lắng đọng những mệt nhọc của một ngày lao động. 

Khi đến Cheo Leo, chúng tôi rất dễ gặp lại những hình ảnh này.

{keywords}
Chị Sương, chủ quán hiện nay đang pha cà phê.

Chị Sương cùng em gái và đứa cháu trai đang bị cuốn vào công việc. Khách đông quá mặc dù đã trưa. Trên những chiếc bàn bên trong và phía trước quán, bên cạnh khách người Việt có lẫn nhiều khách nước ngoài. Trên tường, nhiều hình ảnh giới thiệu quá khứ của Cheo Leo cùng cung cách ứng xử với khách. Tiếng nhạc từ những chiếc loa tỏa ra nhẹ nhàng và ấm cúng.

Trong bếp, chị Sương đang pha cà phê. Xung quanh chị, có khoảng 5 người nước ngoài và một anh thông dịch đang theo dõi. Thấy chúng tôi chăm chú nhìn bếp, chị nói: 'Những ngày đầu gây dựng quán, ba tôi tìm mua chiếc thùng phuy đựng dầu đem về cắt lấy 2/3. Sau đó, ông dùng xi măng trộn lẫn với cát, đường và kèm theo gạch để xây thành cái bếp. Bếp ấy là đây, đến nay đã hơn 80 năm vẫn còn sử dụng tốt'.

{keywords}
Bếp lò nấu nước do ông Vĩnh Ngô chế tạo hơn 80 năm trước vẫn còn sử dụng tốt.

Chị bắt đầu thao tác. Son nước trên lò đã sôi. Bên cạnh son nước là 3 chiếc siêu loại dùng để sắc thuốc bắc. Chị cho nước sôi vào siêu. Trong siêu có vợt đựng cà phê xay nhuyễn. Ủ một lúc chị rót cà phê qua cái siêu khác. Các siêu đặt bên rìa lò nung giữ nóng.

Giải thích về ngọn lửa, chị Sương cho biết: 'Lửa để 'kho' cà phê rất quan trọng. Lửa lớn quá thì cà phê bị khét cho ra vị chua. Lửa yếu làm cà phê không có mùi thơm hấp dẫn. Chúng tôi hỏi chị thêm về cách pha bạc xỉu. Chị không ngần ngại thổ lộ: 'Cách pha món bạc xỉu cần tỉ lệ hợp lý về sữa và cà phê. Sữa pha trước rồi thêm chút cà phê thật nóng sau đó cho vào một ít nước sôi. Phải đúng trình tự như vậy thì mới có ly bạc xỉu ngon'.

Ngày nay, quán cà phê pha bằng vợt tại Sài Gòn hiện còn rất ít. Có lẽ ngoài Cheo Leo ra chỉ còn chừng 1 hay 2 quán mà thôi.

{keywords}
Khách nước ngoài chờ đợi uống cốc cà phê vợt ở quán.

Người yêu mến Sài Gòn, họ yêu luôn cách pha bằng vợt đã quá thân thương nên không ai nỡ bỏ Cheo Leo. Có lẽ vì thế mà quán đã cũ kỹ nhưng cái hồn Sài Gòn vẫn phảng phất vương vấn đâu đây nên nhiều người còn muốn đến để thưởng thức hương vị cà phê và hoài niệm về Sài Gòn những ngày xưa cũ.

Từ giã chị Sương, bên tai chúng tôi vẫn còn văng vẳng câu nói của chị: 'Ba, má tôi mất đi để Cheo Leo lại cho chị em tôi. Đây là một tài sản vô giá mà chị em chúng tôi phải cố gắng duy trì bởi còn Cheo Leo này các bạn trẻ còn có nơi để tìm hiểu cái hồn xưa của Sài Gòn về cà phê vợt'.

Đồng hồ trăm tuổi lạ nhất Việt Nam, bị 'bỏ quên' ở Bạc Liêu

Đồng hồ trăm tuổi lạ nhất Việt Nam, bị 'bỏ quên' ở Bạc Liêu

Không có máy móc, không được làm bằng một thứ kim loại nào nhưng sau hơn 100 năm, chiếc đồng hồ Thái Dương ở Phường 3, TP. Bạc Liêu vẫn còn lưu lại đến ngày nay. 

赞(26)
未经允许不得转载:>PhongThuyBet » Quán cà phê hơn 80 năm tuổi, khách đến đông nghịt ở Sài Gòn_ket qua bong da bundesliga