TheốcphảnđốiNhậtBảnnângcấptàuđổbộtrựcthăngthànhtàusâkết quả ligueo Wion News, trong tuần trước, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) đã hoàn tất quá trình nâng cấp giai đoạn 1 của tàu đổ bộ trực thăng Kaga, nhằm biến chiến hạm này trở thành một tàu sân bay thực thụ.
Trong lễ ra mắt tại căn cứ hải quân Kure, tàu đổ bộ Kaga đã xuất hiện với phần sàn tàu hoàn toàn khác, cho phép các tiêm kích F-35B có thể cất và hạ cánh an toàn. Theo dự kiến, chiến hạm này sẽ trải qua giai đoạn nâng cấp thứ 2 trong năm 2026-2027, chủ yếu tập trung vào các thay đổi bên trong thân tàu.
Một tàu đổ bộ trực thăng khác của Nhật Bản là Izumo cũng đang trong quá trình nâng cấp, nhưng ở tiến độ chậm hơn so với Kaga. Sau khi hoàn thiện việc nâng cấp thành tàu sân bay, 2 chiến hạm này có thể mang theo 12 tiêm kích và 16 trực thăng quân sự.
Cả Izumo và Kaga đều là tàu đổ bộ trực thăng lớp Izumo, có chiều dài 248m, hiện là mẫu tàu chiến lớn nhất của JMSDF. Trên thực tế, các tiêm kích F-35B có thể hạ cánh thẳng đứng, nhưng việc sửa đổi thành tàu sân bay sẽ giúp máy bay này vận hành bình thường như các tiêm kích khác.
Động thái của Tokyo đã khiến Bắc Kinh không hài lòng. Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản tôn trọng các điều khoản trong chính hiến pháp của nước này.
"Tokyo cần tôn trọng hiến pháp thời hậu chiến. Bởi đây vừa là đảm bảo pháp lý, vừa là cam kết của Nhật Bản với cộng động quốc tế trong việc hướng tới hòa bình", bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Đáp lại cảnh báo của Trung Quốc, Nhật Bản khẳng định rằng các tàu sân bay của nước này sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích tự vệ. Các tiêm kích F-35B cũng sẽ không được triển khai toàn thời gian trên 2 tàu Izumo và Kaga.
Tuy vậy, truyền thông Nhật Bản tiết lộ rằng chính phủ nước này đã đặt mua tới 42 chiếc F-35B, con số lớn hơn rất nhiều so với khả năng vận hành của 2 chiến hạm kể trên.
Tiêm kích F-35B cất cánh trên tàu đổ bộ trực thăng Kaga đã nâng cấp. Video: Newsweek