Ngày hội khoa học hạt nhân tại Hà Nội_inter vs fiorentina
- Vừa qua,àyhộikhoahọchạtnhântạiHàNộinter vs fiorentina vào ngày 18/5/2017, tại Trung tâm Thông tin Năng lượng nguyên tử, ở Hà Nội, đã diễn ra Ngày hội Hạt nhân & Khoa học năm 2017.
Đây là sự kiện khoa học tiên tiến quan trọng về chủ đề công nghệ và kỹ thuật hạt nhân, được phối hợp tổ chức bởi Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM), Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Viện NLNTVN) và trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) Hà Nội nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng và các tổ chức liên quan, trong đó đặc biệt quan trọng là tầng lớp quản lý hoặc có quan tâm về học thuật khoa học và cả sinh viên, về tính chất, đặc điểm, sự cần thiết, và lợi ích của công nghệ hạt nhân.
TS Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. |
Tầm quan trọng của Năng lượng Nguyên tử trên thế giới đã được nhấn mạnh trong nội dung mở đầu bài phát biểu của TS. Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện NLNTVN: “Năng lượng nguyên tử có rất nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới hiện đại cho thấy, để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều quốc gia đã sớm xác định việc ứng dụng năng lượng nguyên tử là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Chính vì vậy, họ sớm xây dựng và thực hiện chiến lược nghiên cứu, ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử. Nhờ đó, năng lượng nguyên tử đã phát huy và có đóng góp hiệu quả, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của quốc gia, góp phần tích cực vào việc giữ gìn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”.
Về chủ trương chính sách phát triển Năng lượng nguyên tử của Nhà nước ta hiện nay, TS. Nguyễn Hào Quang cho biết: Từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp công nghệ hạt nhân có đóng góp hiệu quả trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước...”.
Cụ thể là: “Ứng dụng rộng rãi, hiệu quả năng lượng bức xạ trong các ngành kinh tế - kỹ thuật có đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, phục vụ nhu cầu, xã hội như chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Từng bước chế tạo các trang thiết bị sử dụng năng lượng bức xạ, tiến tới làm chủ một số công nghệ năng lượng bức xạ hiện đại”.
Về các ứng dụng của công nghệ hạt nhân trong các lĩnh vực phi năng lượng, đại diện cho Viện NLNTVN, cũng chính Phó Viện trưởng đã có bài trình bày cụ thể.
Về ứng dụng trong ngành nông nghiệp ở Việt Nam, TS. Nguyễn Hào Quang cho biết, đã tạo “Các giống lúa đột biến có năng suất cao, chất lượng tốt, thơm, kháng bệnh có thể kể đến VN 10, DT10, DT11, A20, Spring, DT39, DT37, VS1, BQ, NPT4, TQ14, Xuân 4, Xuân 5, Tám Thơm đột biến, Khang Dân đột biến”.
Các sinh viên tham dự ngày hội. |
Về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong Y học, một số bệnh viện Việt Nam đã có các thiết bị bức xạ ion hóa hiện đại. Cụ thể: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có máy chụp cắt lớp vi tính CT 320 dãy, SPECT/CT, PET/CT, dao điện tử, LINAC, 30 MeV-Cyclotron,… hoặc, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã được sử dụng để nghiên cứu và sản xuất ra nhiều đồng vị dược chất phóng xạ dùng cho chẩn đoán sớm ung thư,…
Về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, ông Viện phó cũng cho biết: Đã áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra không phá hủy để kiểm tra chất lượng của các công trình quốc gia như: cầu Mỹ Thuận, cầu Việt Trì, nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ,…
Cũng về chủ đề ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong ngành Y, tại buổi hội thảo, PGS. TS. BS. Lê Ngọc Hà, Chủ nhiệm khoa Y học Hạt nhân của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng có bài phát biểu về các ứng dụng thành công của kỹ thuật hạt nhân trong y học ở Việt Nam.
PGS. Lê Ngọc Hà nhấn mạnh đến vai trò của ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong việc chẩn đoán sớm bệnh, phát hiện sớm những tổn thương. Đưa ra những so sánh về các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, PGS. Lê Ngọc Hà chỉ ra những ưu điểm khi ứng dụng trong nhiều chuyên ngành điều trị chứ không chỉ trong riêng nội tiết như nhiều người biết đến trước đây.
Về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong ngành Nông nghiệp, TS. Masrizal A. Manan - chuyên gia về cải tạo giống đến từ Indonesia - cũng đã có bài trình bày về kinh nghiệm của Indonesia trong việc ứng dụng công nghệ hạt nhân trong nông nghiệp.
Và liên quan đên Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong các lĩnh vực khác nữa, TS. Vitaly Khryachkov, Trưởng khoa Vật lý hạt nhân Thực nghiệm của Viện Vật lý và Kỹ thuật điện ở nước Nga đã có bài phát biểu về những ứng dụng của công nghệ hạt nhân trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, công nghiệp, vi điện tử, vũ trụ, khoa học và nghệ thuật.
Minh Trần
相关文章
- Có những lời chê bai rất khó nghe- Khán giả khá bất ngờ và tò mò bởi ‘ở đâu ra MC giọng miền Tây’ tr2025-01-11
Nhà mạng đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ trên IPv6
Trao đổi tại sự kiện Internet Day 2016 diễn ra ngày 21/12 tại Hà Nội, ông Trần Minh Tân, Giám đốc Tr2025-01-11(Clip LMHT) Thú vị với đại chiến 10 Draven mode của những BLV nổi tiếng
Trong những ngày cuối tuần vừa qua, hẳn game thủ Việt đã có những trận đấu LMHT vui nhộn khi tất cả2025-01-11Cả chuyến bay hoảng loạn vì khách đặt tên điểm phát Wi
Kể từ sau sự cố cháy nổ, Galaxy Note 7 đã bị các hãng hàng không trên thế giới xem là một mối họa cầ2025-01-11Trần Phương Bình ‘qua mặt’ Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
-Dù bị Ngân hàng Nhà nước nhiều lần thanh tra, nhưng Bình và các nhân viên vẫn tìm cách “qua mặt” mộ2025-01-11Người dùng iPhone méo mặt với bản nâng cấp iOS mới nhất
Apple vừa tung ra bản nâng cấp iOS 10.2 cách đây không lâu. Thay vì cải thiện thời lượng pin mà trướ2025-01-11
最新评论