Ông Nguyễn Hồng Châu,ôitrườngvenTPHCMphátphiếuănmiễnphíhàngtuầnchohọcsinhnghèlịch thi đấu cúp c3 hôm nay Hiệu trưởng Trường THPT Đa Phước (TP.HCM) cho biết, bữa cơm tình thương xuất phát từ thời của hiệu trưởng tiền nhiệm. Nhận thấy sự tận tâm, nhiệt tình của các thầy cô giáo và tính nhân văn của hoạt động, ông Châu khuyến khích các thầy cô giáo tiếp tục phát huy để mang đến sự an tâm cho học trò.
Ông Lê Phú Hải, Hiệu phó Trường THPT Đa Phước, người phụ trách "Bữa cơm tình thương" cho biết, vào đầu năm học mới, giáo viên chủ nhiệm sẽ tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em, sau đó đề nghị lên nhà trường. Tiêu chí để học sinh nhận được phiếu ăn bao gồm, học sinh có nhà cách xa trường học, đạt học lực khá trở lên (đôi khi có những em học lực trung bình), gia cảnh khó khăn, và đặc biệt là phải có chí học tập.Nếu không có chí sẽ khó để vượt qua được nghịch cảnh.
Mỗi học sinh đạt tiêu chuẩn sẽ được tặng 3 phiếu ăn/1 tuần, vì chỉ có 3 ngày trong tuần học sinh học 2 buổi. Người hiểu rõ nhất và đặt nhiều tâm tư nhất là cô giáo Võ Thị Mỹ Phượng, giáo viên môn Ngữ văn, đã giảng dạy tại trường đến nay là 25 năm.
Tấm phiếu ăn bắt đầu từ tình thương của cô chủ nhiệm với cậu học trò nghèo Cách đây 8 năm, lớp 12 do cô Phượng chủ nhiệm có cậu học trò nghèo tên Lợi. Ngày nào học buổi chiều, cô cũng thấy Lợi đến sát giờ hoặc bị trễ giờ. Hỏi ra mới biết nhà Lợi rất xa trường học, ba mẹ đã ly hôn, mình mẹ tần tảo làm thuê để nuôi 3 đứa con ăn học. Mỗi ngày, mẹ cho em 2 nghìn đồng để gửi xe đạp, ngoài ra không có khoản tiền nào khác. Trưa nắng tháng 3, thấy cậu học trò chăm chỉ chịu khó mà đi học vất vả, cô Phượng nói với Lợi: “Để cô giúp đỡ con, buổi trưa con ở lại trường, ăn uống nghỉ ngơi, buổi chiều học hành cho tốt”. Rồi cô Phượng báo cáo lại với nhà trường. “Vừa nghe tôi trình bày hoàn cảnh của học sinh và ý định của mình, thầy hiệu trưởng lúc bấy giờ lập tức ủng hộ, quyết định kêu gọi Chi bộ nhà trường cùng nhau giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn”. Bắt đầu từ Lợi, sau đó, các giáo viên chủ nhiệm khối 12 tìm hiểu thêm những học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác. Ví dụ như, có một học sinh trưa nào cũng về nhà chăm sóc ba bị bại liệt, một mình mẹ kiếm tiền nuôi chồng và 4 đứa con. Sau khi có bữa cơm do thầy cô trợ cấp, buổi trưa, em mang về, cả ba và con cùng ăn. Từ đó, chương trình mang tên “Bữa ăn tình thương” cho học sinh chính thức đi vào hoạt động. Cô Phượng cho biết, những ngày đầu, do kinh phí thu được chưa nhiều, hoàn toàn là sự đóng góp của các thầy cô trong trường, mới chỉ có học sinh lớp 12 được ưu tiên, vì các em sắp bước vào kỳ thi lớn. Về sau, nhận được sự ủng hộ từ phụ huynh, chính quyền địa phương, chương trình được mở rộng đối với học sinh toàn trường.
“Có trò cần giúp đỡ bằng vật chất, có trò lại cần giúp đỡ mặt tình cảm” Ngôi trường Đa Phước thuộc huyện Bình Chánh, nằm ven thành phố Hồ Chí Minh.Học sinh trong trường đa số có cha mẹ làm nông nghiệp, công nhân, có em ba mẹ đã ly hôn, nhiều gia đình phải đi ở trọ nên cuộc sống khá khó khăn. “Toàn trường có tới 30% học sinh thuộc diện miễn giảm học phí. Con số ấy mới là do xã chứng thực, còn thực tế thì có nhiều hơn như vậy”, thầy hiệu trưởng cho hay.
Có lần, đang ngồi trong lớp thì một học sinh chạy tới đưa cho cô Phượng một phong thư. Về nhà mở thư, cô bỗng chùng cõi lòng. Trong thư, em học sinh lớp 12 đã kể về hoàn cảnh của mình. Ba của em thường xuyên say xỉn, mỗi lần như vậy, ông lại đuổi đánh mấy mẹ con. Em không thể học bài buổi tối, hôm sau đến lớp thường xuyên không thuộc bài. Có những hôm hôm phải mang sách vở, ngồi dưới ngọn đèn đường để học. Cảm thấy mệt mỏi, áp lực quá, muốn tìm đến cái chết, muốn xin cô giáo một lời khuyên. “Đọc từng chữ trong bức thư mà tôi run rẩy, chỉ lo mình sẽ chậm mất”. Ngay ngày hôm sau, cô Phượng tìm xem đứa trẻ tội nghiệp ấy là ai, bởi trong thư, người viết chỉ đề cập là chưa từng học lớp của cô. Cuối cùng, cô chỉ còn cách ngồi đợi ở ghế đá trong trường, khi các học sinh khác đã về hết, một bạn nữ mới đi lại chỗ cô và khóc. Về sau, nhà trường tạo điều kiện cho em ở lại trường học bài buổi trưa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm ấy, em được bằng khá.
Theo ông Nguyễn Hồng Châu, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT của trường THPT Đa Phước luôn đạt mức cao trong huyện, có những năm đạt 100% như 2007-2008 hay 2016-2017. Được kết quả đó là nhờ vào tình yêu thương của các thầy cô giáo trong nhà trường. Và nhờ những bữa cơm tình thương đã giúp những đứa trẻ kém may mắn vượt lên trong học tập. Khánh Hòa Những màn chào hỏi yêu thương của cô trò ở các trường học- Màn chào hỏi trẻ ấn tượng và đầy yêu thương của các cô giáo Trường Mầm non Thanh Bình (Hải Dương) giờ đây đang được nhân lên ở nhiều trường, lớp học trên khắp cả nước. |